Xử phạt mua bán hóa đơn bất hợp pháp đã tự xuất toán

Xử phạt mua bán hóa đơn bất hợp pháp đã tự xuất toán

Xử phạt mua bán hóa đơn bất hợp pháp đã tự xuất toán

Tình huống: Người nộp thuế (NNT) đã sử dụng hóa đơn bất hợp pháp kê khai thuế và hạch toán kế toán, sau đó tự điều chỉnh trên tờ khai thuế, tự loại, tự nộp số thuế phát sinh và tiền chậm nộp. Vậy sẽ bị cơ quan thuế xử phạt các hành vi vi phạm nào, có xử phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hay không?

Trả lời:

Vì NNT đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu nên tùy vào trường hợp có đang thuộc diện kiểm tra thuế hay không mà NNT sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, nếu:

Đang trong thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế mà tự giác khai và nộp đủ số tiền thuế thì NNT vẫn sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu.[1]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế hoặc trước khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện mà NNT khai sai mà đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và tự giác khắc phục bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.[2]

Ngoài ra, nếu NNT mua hóa đơn bất hợp pháp ghi nhận vào sổ kế toán thì có hành vi vi phạm về chứng từ kế toán như giả mạo, khai man chứng từ kế toán;, v.v… Hành vi vi phạm trên có mức phạt tiền tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.[3] Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về chứng từ kế toán là Uỷ ban nhân dân các cấp và tùy thuộc theo mức phạt tiền tối đa của từng cấp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt mua bán hóa đơn bất hợp pháp đã tự xuất toán”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 16.1.b Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[2] Điều 142.3 Luật Quản lý thuế 2019

[3] Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Document
Categories: Thuế

Comments

  1. SON
    SON 31 Tháng Tám, 2022, 08:22

    Đề nghị xem lại nội dung hướng dẫn ở đoạn cuối: ” Nếu NNT mua hóa đơn BHP đề hạch toán vào sổ kế toán thì bị xử phạt về hành vi vi phạm chứng từ kế toán…”.
    Theo tôi, phải xác định đây là hành vi sử dụng hóa đơn BHP (theo Điều 4, khoản 2.đ), NĐ 125/2020 vá hành vi nầy phải bị xử phạt theo qui định tại Điều 17, NĐ 125/2020.

    Reply this comment
    • sea
      sea 21 Tháng Chín, 2022, 14:07

      Cảm ơn bạn đã phản hồi tới Luật Nghiệp Thành.
      Như đã trình bày tại bài viết, chúng tôi có nêu hai trường hợp là đang thuộc diện kiểm tra thuế và chưa thuộc diện kiểm tra, phát hiện (trước thời điểm cơ quan thuế công bố kiểm tra, thanh tra hoặc trước khi bị cơ quan thuế phát hiện) đối với việc đã tự giác khắc phục.
      Nên tại Gạch đầu dòng thứ hai của bài viết “Trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế hoặc trước khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện mà NNT khai sai mà đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và tự giác khắc phục bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế (Căn cứ tại Điều 142.3 Luật Quản lý thuế 2019)”
      Do đó, xét đến trường hợp này, NNT sẽ bị xử phạt tại Điều 8 Nghị định 41/2018 trong lĩnh vực kế toán về hành vi vi phạm chứng từ kế toán như là giả mạo, khai man chứng từ kế toán, … mà không theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

      Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*