Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)

Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)

Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)

Việt Nam là nước sử dụng Internet chiếm hơn ½ dân số cả nước và đang được dự báo sẽ tăng lên rất nhiều vào những năm tiếp theo. Do vậy mà thương mại điện tử phát triển vô cùng mạnh mẽ tại nước ta. Từ ngày 01/7/2020, quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử lần đầu tiên đã được “luật hóa”. Qua đó, nhằm quản lý chặt chẽ hơn cũng như hạn chế sự thất thu của nguồn ngân sách nhà nước do sự mở rộng không ngừng của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực này. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu tại sao quy định trong hoạt động thương mại điện tử lại cần thiết và quy định mới có nội dung gì.

Tại sao cần quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại điện tử?

Thứ nhất, hoạt động TMĐT đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều giao dịch TMĐT đã gia nhập vào Việt Nam trong thời gian qua, như:

+ Kinh doanh, bán hàng qua mạng xã hội Facebook, Instagram, v.v…

+ Các dịch vụ đặt phòng trực tuyến như Traveloka, Agoda, v.v…

+ Các quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google, Youtube, v.v…

+ Và nhiều loại hình đa dạng khác, v.v…

Do phạm vi kinh doanh hoạt động thương mại điện tử là rất rộng lớn, và những cá nhân, tổ chức kinh doanh loại hình này thường có được nguồn thu nhập khủng. Nhưng lại không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, khó khăn trong việc kiểm soát nguồn thu nhập của các tổ chức, cá nhân từ hoạt động TMĐT

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Trong loại hình kinh doanh này, đa phần mọi giao dịch chủ yếu qua tin nhắn, điện thoại, website, các trang mạng xã hội hay quảng cáo, v.v… Và thường không xuất hóa đơn khi giao dịch. Bên cạnh đó, thông tin trên Internet dễ xóa nhưng cũng dễ thay đổi.

Do đó, việc chứng minh nguồn thu nhập của những đối tượng này là không có căn cứ do vậy dẫn tới việc họ không phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Quy định về hoạt động TMĐT với các tổ chức nước ngoài

Hiện nay các thương nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam[1].

Đặc biệt đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ TMĐT thì phải có giấy phép kinh doanh. Giấy phép sẽ do Sở Công thương nơi tổ chức đó đặt trụ sở cấp.[2]

Hiện tại, quy định về kê khai, nộp thuế với thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT tại Việt Nam nhưng không có trụ sở, có một nội dung được quy định cụ thể đó là kê khai thuế nhà thầu. Mà hình thức thực hiện là thông qua hợp đồng giữa nhà thầu và cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của nhà thầu tại Việt Nam[3].

Tại nước ta, việc sử dụng các dịch vụ của Google, Youtube hay Facebook, v.v… là rất phổ biến. Các doanh nghiệp này dù không có trụ sở tại Việt Nam nhưng lại phát sinh thu nhập tại Việt Nam thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ quảng cáo. Nhưng trong số đó, chỉ có một số doanh nghiệp tại Việt Nam mới thực hiện kê khai nộp thuế nhà thầu; nhưng nhà thầu nước ngoài lại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới nộp thuế, như về nơi thường trú, cư trú tại Việt Nam; thời hạn kinh doanh và cả áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và có mã số thuế.[4]

Nếu không đáp ứng những điều kiện trên thì lúc này bên Việt Nam sẽ phải nộp thuế thay cho bên nhà thầu.[5] Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết quy trình kê khai và nộp thuế tại bài viết Kê khai thuế nhà thầu đối với hóa đơn Google Facebook

Vậy những thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT tại Việt Nam, nhưng lại không hiện diện tại Việt Nam cung cấp dịch vụ TMĐT cho các tổ chức, cá nhân khác thì sẽ được quản lý như thế nào? Đó chính là nội dung chính tại quy định Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”[6]

Có thể hiểu rằng quy định đó đã đặt ra nghĩa vụ của các thương nhân, tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, nhưng có kinh doanh TMĐT tại Việt Nam phải trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế hoặc nộp thuế hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện.

Hiện nay, đã có quy định cụ thể về đối tượng sẽ thực hiện nộp thay nghĩa vụ thuế cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, đó là ngân hàng thương mại.[7]

Đối tượng phải nộp thuế là các nhà cung cấp có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số đối với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mà không có cơ sở thường trú tại Việt Namchưa thực hiện đăng ký, kê khai hay nộp thuế thì ngân hàng thương mại, tổ chức tín cung ứng dịch vụ trung gian sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ như thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế. Và việc thực hiện sẽ theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà có người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho các nhà cung cấp đó.[8]

Để biết được những đối tượng nào chưa thực hiện đăng ký, kê khai hay nộp thuế thì Tổng cục thuế sẽ thực hiện nhiệm vụ trên và thông báo cho các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của các nhà cung cấp nước ngoài.[9]

Những khoản thanh toán bằng thẻ hay hình thức khác cho các nhà cung cấp nước ngoài mà ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thể khấu trừ hay nộp thay thuế thì ngân hàng sẽ theo dõi số tiền của các nhà cung cấp này và hàng tháng sẽ gửi định kỳ cho Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm kê khai và nộp ngân sách nhà nước số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài.[10]

Với quy định trên việc quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử đã rõ ràng và chi tiết hơn rất nhiều. Qua đó, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước cũng như đảm bảo sự công bằng về chính sách thuế giữa công ty trong nước và công ty đa quốc gia trong bối cảnh phát triển hiện nay.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử của cá nhân tổ chức nước ngoài”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 2.c Nghị định 52/2013

[2] Điều 8 Nghị định 09/2018

[3] Điều 1.1 Thông tư 103/2014

[4] Mục II Điều 8 Thông tư 103/2014

[5] Mục III Điều 11 Thông tư 103/2014

[6] Điều 42.2 Luật Quản lý thuế 2019

[7] Điều 27.3 Luật Quản lý thuế 2019

[8] Điều 30.3.a Nghị định 126/2020

[9] Điều 30.3.b Nghị định 126/2020

[10] Điều 30.3.c, d Nghị địn 126/2020

Document
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*