Cưỡng chế nợ thuế với người chưa nộp thuế

Cưỡng chế nợ thuế với người chưa nộp thuế

Cưỡng chế nợ thuế với người chưa nộp thuế được thực hiện khi người nộp thuế rơi vào trường hợp sau: Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân hay tổ chức không tránh khỏi phát sinh nghĩa vụ về thuế, khi ấy cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình là nộp thuế cho Nhà  nước theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của mình, dù đưa ra bất cứ lý do gì đi chăng nữa, cơ quan quản lý thuế cũng sẽ thực hiện và thi hành các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế.

Cưỡng chế nợ thuế

Để  quá trình hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức không bị gián đoạn, bài viết dưới  đây xin được chia sẻ khái quát về quy định cưỡng chế nợ thuế của cơ quan quản lý thuế, từ đó tránh được các rắc rối pháp lý, nguy cơ tiềm ẩn đối với Nhà nước (cơ quan quản lý thuế).

  1. Cưỡng chế nợ thuế được áp dụng trong các trường hợp sau:

(i) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền nộp thuế chậm nộp quá 90 ngày. Thời hạn 90 ngày trên tính từ thời hạn nộp thuế, gia hạn nộp thuế;

(ii) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế lẫn các khoản tiền phạt và có hành vi bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản;

(iii) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày. Thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm nhận được quyết định xử phạt hành chính.

  1. Các biện pháp cưỡng chế thuế:

(i) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng các tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản;

Document

(ii) Khấu trừ tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân;

(iii) Thông báo hóa đơn không còn sử dụng;

(iv) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp phạt vào ngân sách nhà nước;

(v) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế là tổ chức, cá nhân khác đang giữ;

(vi) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động và thành lập, giấy phép hành nghề. [1]

Trong thực tiễn, cơ quan Thuế sẽ áp dụng các biện pháp từ (i), (iii), (vi) là nhiều hơn, vì những biện pháp này dễ thực hiện, có tính pháp lý cao. Chẳng hạn như biện pháp ở (iii) Thông báo hóa đơn không còn sử dụng, khi cơ quan thuế thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp sẽ khó lòng hoạt động được nếu không còn hóa đơn. Nếu sử dụng bất hợp pháp hóa đơn doanh nghiệp có thể bị truy thu và phạt thêm từ 20 đến 50 triệu đồng. [2]

Thông thường quyết định cưỡng chế thuế sẽ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đối với người nộp thuế. Ngoài ra từ ngày 15/11/2018 khi Thông tư 87/2018 sửa đổi một số điều thông tư 215/2013 có hiệu lực thi hành, sẽ cho phép quyết định cưỡng chế thuế được gửi qua mạng trong trường hợp người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử.

Trên đây là nội dung chia sẻ và tư vấn của Luật Nghiệp Thành về quy định cưỡng chế nợ thuế.

Xem thêm bài viết khác tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2,3 Thông tư số 215/2013 “Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế”.

[2] Điều 10.2 Thông tư 10/2014 của Bộ tài chính.

Document
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*