Chế độ kế toán của Doanh nghiệp siêu nhỏ

Chế độ kế toán của Doanh nghiệp siêu nhỏ

Chế độ kế toán của Doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo số liệu Tổng điều tra kinh tế năm 2017, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới 98,1%, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ có tới 385,3 nghìn, chiếm gần 76% số lượng lượng DNNVV. Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm một số lượng vô cùng đông đảo. Do đó, với quy mô như vậy, đòi hỏi phải có những quy định pháp luật thực sự phù hợp với hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt là chế độ kế toán của DN siêu nhỏ, trong những thời gian gần đây đã có sự thay đổi, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này. Vậy chế độ kế toán của DN siêu nhỏ đã được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu.

Hiện nay tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp được phân vào loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà theo đó, tùy theo lĩnh vực kinh doanh sẽ xác định doanh nghiệp đó có quy mô siêu nhỏ hay không cũng khác nhau.[1]

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng thì tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ.

Còn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng.

Và tại hai lĩnh vực trên, số lao động sử dụng tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm đều không quá 10 người.

Thay đổi trong hoạt động kế toán

Thứ nhất, được sử dụng dịch vụ kế toán của Đại lý thuế[2]

Document

Hiện nay, đại lý thuế được thực hiện các thủ tục như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, v.v…; dịch vụ tư vấn thuế. Nhưng bắt đầu từ ngày 01/07/2020, đại lý thuế sẽ được cung cấp dịch vụ kế toán chỉ riêng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Quy định này thực sự tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ mà cả chức năng của đại lý thuế sau này. Và giúp giảm chi phí rất nhiều đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, do các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì việc tổ chức bộ máy kế toán sẽ càng đơn giản hoặc thậm chí là không có kế toán. Quy định trên sẽ giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều lựa chọn hơn giữa đại lý thuế và công ty dịch vụ kế toán nhằm giảm bớt phần nào các nỗi lo về thuế.

Thứ hai, không cần phải bố trí kế toán trưởng[3]

Đây là quy định đã được áp dụng từ ngày 15/02/2019, theo đó DN siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán và không cần phải bố trí kế toán trưởng. Điều đó sẽ giúp những doanh nghiệp này giảm được chi phí nhân sự trong khi trước đây phải bắt buộc có kế toán trưởng. Thay vào đó, DN siêu nhỏ còn có thể thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để phụ trách kế toán.

Thứ ba, được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ và sổ kế toán[4]

Tại quy định này, DN siêu nhỏ sẽ được tự xây dựng các biểu mẫu chứng từ  và sổ kế toán để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu không tự xây dựng được thì có thể áp dụng biểu mẫu, phương pháp lập chứng từ kế toán và phương pháp ghi chép sổ kế toán tại Thông tư 132/2018. Các biểu mẫu chứng từ kế toán và sổ kế toán sẽ được áp dụng tùy theo từng loại hình DN đó nộp thuế TNDN theo phương pháp nào. Có hai phương pháp đó là tính trên thu nhập chịu thuế và theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.[5]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Chế độ kế toán của DN siêu nhỏ”

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Cập nhật, bổ sung ngày: 01/09/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 5 Nghị định 80/2021

[2] Điều 104.1.c Luật Quản lý thuế 2019

[3] Điều 8.1 Thông tư 132/2018

[4] Điều 4, 5 Thông tư 132/2018

[5] Chương II, chương III Thông tư 132/2018

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*