Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xăm hình.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xăm hình.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xăm hình

Xăm hình là phương pháp điêu khắc hình vẽ trên da của con người với mục đích làm đẹp, thể hiện dấu ấn riêng hoặc để làm kỷ niệm. Vì thế, đây là một ngành nghề mang tính nghệ thuật và không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh; tuy nhiên để kinh doanh loại hình này thì chủ cơ sở thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da cần phải lưu ý một vài điều trước khi đăng ký hoạt động loại hình kinh doanh này. Thông qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp và hướng dẫn chủ cơ sở chuẩn bị hồ sơ, thủ tục trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh.

Chủ cơ sở thẩm mỹ kinh doanh dịch vụ xăm, phun, thêu trên da cần phải xác định một vấn đề: Trong quá trình xăm, phun, thêu trên da, cơ sở thẩm mỹ có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm không?

+ Trường hợp 1 là cơ sở chỉ thực hiện hoạt động xăm, phun không sử dụng thuốc gây tê:

Đối với loại hình kinh doanh không kèm thuốc tê thì không cần xin cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, cơ sở phải đảm bảo:

– Có địa điểm kinh doanh cố định; bảo đảm vệ sinh an toàn, phòng cháy chữa cháy; có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư trong phạm vi kinh doanh và có nguồn gốc rõ ràng;

– Xuất trình được bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu da của nhân viên thực hiện kỹ thuật này cho Sở Y tế;[1]

– Hoàn tất và gửi văn bản sau: Thông báo đăng ký hoạt động của cơ sở dịch vụ thẩm mỹ về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động kinh doanh ít nhất 10 ngày;[2]

+ Trường hợp 2: Căn cứ Nghị định 106/2019/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì cơ sở cung cấp:

– Dịch vụ xăm, phun, thêu thẩm mỹ trên thị trường có dùng sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm;

– Dịch vụ xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp nhằm thay đổi màu sắc da, hình dạng, khiếm khuyết, đặc điểm trên cơ thể con người.

=> Phải đáp ứng điều kiện và xin giấy phép hoạt động của phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Theo đó, trước khi hoạt động, chủ cơ sở cần lưu ý 3 vấn đề sau để thủ tục được giải quyết nhanh chóng:

Vấn đề 1: Điều kiện để xin cấp giấy phép[3]

Document

Có địa điểm kinh doanh cố định;

– Bảo đảm điều kiện về: an toàn vệ sinh; an toàn bức xạ; phòng cháy chữa cháy; Bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ;

– Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động kinh doanh và xuất trình được văn bản chứng minh nguồn gốc của các thiết bị;

– Phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật như bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ;

– Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc chứng chỉ dạy nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;

Vấn đề 2: Để tiến hành hoạt động cơ sở thẩm mỹ, chủ cơ sở tiền hành đăng ký hoạt động dưới hai hình thức: doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

 

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Hồ sơ– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân;

– Điều lệ công ty và Danh sách thành viên sẽ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp.[4]

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình và bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ trong trường hợp có nhiều thành viên trong hộ gia đình đăng ký kinh doanh.[5]

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở (Mẫu tham khảo);

– Tài liệu chứng minh cơ sở thỏa điều kiện để kinh doanh cơ sở thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da.

Địa điểm đăng kýPhòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tưUỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở đặt trụ sở
Lưu ý: Hộ kinh doanh không được mở thêm chi nhánh – đơn vị phụ thuộc mà chỉ được mở thêm địa điểm kinh doanh nhưng phải có nơi để đăng ký trụ sở. Nếu hộ kinh doanh muốn mở thêm địa điểm kinh doanh thì phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, Cơ quản quản lý thị trường.[6]

Vấn đề 3: Nếu cơ sở thẩm mỹ kinh doanh, cung cấp loại dịch vụ xăm, phun, thêu trên da thuộc đối tượng phải tiến hành đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.[7]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xăm hình.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 33.3.(d) Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[2] Điều 23a.5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[3] Điều 23 Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[4] Điều 21, 22, 23, 24, 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[5] Điều 87.2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[6] Điều 84/2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[7] Điều 6.3.(a) Nghị định 98/2020/NĐ-CP

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*