Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Trung tâm đào tạo ngoại ngữ được xếp vào phân ngành Dịch vụ giáo dục với mã hiệu là CPC 929 theo quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. Căn cứ vào quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam mà không còn bị hạn chế hình thức đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện như thế nào? Mời Qúy bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề sau với Luật Nghiệp Thành.

Để thành lập và hoạt động dưới hình thức cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn như trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư cần tiến hành theo 03 bước sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư:

Việc thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài là dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư vì thế nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm[1]:

Mẫu văn bản tham khảo:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư: Mẫu A.I.6

– Đề xuất dự án đầu tư: Mẫu A.I.4

Sau đó nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi trung tâm đặt trụ sở chính. Sau khi hồ sơ đủ và hợp lệ, thì nhà đầu tư sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu từ 15-20 ngày làm việc.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi trung tâm đặt trụ sở. Hồ sơ gồm:[2]

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua bưu chính. Sau khi hồ sơ đủ và hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm giảng dạy ngoại ngữ là ngành nghề có điều kiện. Vì thế, để mở trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cần phải thỏa các điều kiện sau:

Tên Trung tâm[4] phải được sắp xếp theo trật tự sau: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo” + “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” + “Tên riêng”. Tên riêng không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Ví dụ: Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Kiến Thức Ngoại giao và Ngoại ngữ; Trung tâm ngoại ngữ You Can,…

Vốn đầu tư[5] tối thiểu là 20 triệu VNĐ/học viên (không bao gồm phí sử dụng đất) nếu trung tâm phải xây dựng trụ sở. Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ vào số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất; Nếu trung tâm thuê cơ sở vật chất sẵn có thì vốn đầu tư bằng 70% vốn điều lệ tối thiểu 20 triệu VNĐ/học viên (không bao gồm phí sử dụng đất).

Ví dụ: Quy mô đầu tư cao nhất của trung tâm là 100 học viên. Nếu nhà đầu tư xây dựng trụ sở thì vốn đầu tư ít nhất 2 tỷ VNĐ. Còn nếu trung tâm phải thuê trụ sở tại Việt Nam thì vốn đầu tư = 70% * 20 triệu VNĐ * 100 học viên = 1 tỷ 4 VNĐ.

Diện tích phòng học ở mức bình quân ít nhất là 2,5m2/người học, phải đảm bảo có ánh sáng, bàn ghế; thiết bị, đồ dùng phù hợp và cần thiết cho quá trình giảng dạy; có văn phòng của Ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;

Lưu ý: Trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê ổn định theo chu kỳ ít nhất 05 năm nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy tại trung tâm.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nằm trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài, đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Bên cạnh đó, chương trình phải đề ra mục tiêu giảng dạy; nội dung giảng dạy không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Đội ngũ giáo viên phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, ngành đào tạo có liên quan đến ngoại ngữ được phân công giảng dạy. Nếu giáo viên là người nước ngoài thì phải cung cấp bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; hoặc có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức cho tối đa 25 học viên.

Sau khi thỏa mãn các điều kiện trên thì nhà đầu tư tạo 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp qua thông qua bưu điện đến Sở Giáo dục và đào tạo nơi trung tâm đặt trụ sở. Hồ sơ gồm[6]:

– Đơn đăng ký hoạt động giáo dục;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;

– Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện;

– Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đã đáp ứng điều kiện, đồng thời gửi kèm: Danh sách và lý lịch của giám đốc, phó giám đốc, giáo viên, nhân viên trong trung tâm (bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành có liên quan đến vị trí công tác, Giấy khám sức khỏe, bản sao căn cước công dân, hợp đồng lao động, bản dịch công chứng lý lịch tư pháp hoặc bản sao chứng thực lý lịch tư pháp tại Việt Nam nếu giáo viên và nhân sự là người nước ngoài); Mô tả cấp học, trình độ và ngành đào tạo; Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách và tài liệu tham khảo chính; quy mô đào tạo; các quy định về học phí và các loại phí liên quan;…

– Danh mục thiết bị vật chất;

– Phương án phòng cháy chữa cháy và Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của trung tâm;

Kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ trong thời hạn 20 ngày.

Tổng kết, việc thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài là sự kết hợp giữa dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài với hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Vì thế, để thành lập cần trải qua các thủ tục phức tạp và đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo thì Sở Giáo dục và Đào tạo mới cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 33 Luật Đầu tư 2020 và Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

[2] Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[3] Điều 26.5 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 29.1.(b) Nghị định 86/2018/NĐ-CP

[5] Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

[6] Điều 46, Điều 47, Điều 48 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

Document
Categories: Giáo Dục

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*