Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, việc hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và số lượng các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng tăng và diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhất là ở những đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước  như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…nơi tập trung số lượng người nước ngoài đến làm việc, học tập, sinh sống rất lớn.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bên cạnh đó số lượng người Việt Nam ngày càng có xu hướng ra nước ngoài định cư, làm việc học tập cũng tăng nhanh chóng và đa dạng, dẫn đến việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài (mời bạn tham khảo thêm bài viết Thủ tục kết hôn với người nước ngoàiđể biết thêm chi tiết và rõ về thủ tục kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài).

Tuy nhiên hôn nhân thời mở cửa, hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực, thì chính sự phát triển, hội nhập ấy lại tác động không nhỏ đến đời sống gia đình, nỗi lo cơm áo hay sự mất thăng bằng trong đời sống gia đình diễn ra, một phần nhỏ bạn trẻ chạy theo xu thế lấy vợ/chồng ngoại quốc… dẫn đến trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn kết hôn vì những mâu thuẩn, bất đồng, sợi dây tình cảm thuở ban đầu yêu thương nồng nhiệt bị đứt đoạn, số lượng lớn các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày một tăng. Cũng vì lý do đó, bài viết dưới đây xin được chia sẻ về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

  1. Cơ quan có thẩm quyền (theo cấp) giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được pháp luật hôn nhân và gia đình, lẫn tố tụng dân sự quy định như sau:
  • Đối với việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú, tạm trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú, tạm trú.[1]
  • Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.[2]
  • Còn nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài mà muốn giải quyết ly hôn tại Việt Nam, thì trước khi làm thủ tục ly hôn, phải hợp thức lãnh sự giấy tờ và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký Sở Tư Pháp rồi mới được nộp đơn xin ly hôn.[3]
  1. Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

Bước 1: Vợ/chồng nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương

– Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn (Đơn khởi kiện ly hôn kèm các tài liệu chứng cứ chứng minh);[4]
  • Giấy chứng nhận đăng ký kế hôn (bản chính);
  • Các giấy tờ tùy thân của hai bên:CMND/ CCCD/Hộ chiếu;
  • Nếu có con thì chuẩn bị thêm giấy khai sinh của con (Bản sao chứng thực);
  • Ngoài ra cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh về tài sản chung của hai bên: Giấy chứng nhận QSDĐ, Sổ tiết kiệm, nhà cửa…;
  • Các chứng cứ, chứng minh hành vi bạo hành gia đình (nếu có) hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng;

Bước 2: Tòa án xem xét giải quyết và ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý đơn.

Document
  • Trong thời gian từ 8 ngày làm việc (kể từ thời điểm nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn và cộng với thời gian thẩm phán xem xét và đưa ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn)[5], thực tiễn thời gian có thể lên đến 2 tuần từ khi nhận được đơn.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Tòa án thụ lý đơn và ra thông báo cho đương sự đóng tạm ứng án phí. [6]
  • Để được Tòa án giải quyết và thụ lý đương sự phải đóng tạm ứng án phí cho Cục thi hành án dân sự nơi thụ lý, và nộp lại biên lai cho Tòa án.

Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải [7]

  • Triệu tập các đương sự và tiến hành thủ tục theo quy định.
  • Riêng đối với trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn.

Bước 4: Tòa án tiến hành xử lý theo thủ tục chung và quyết định theo quy định pháp luật.

  1. Thời hạn giải quyết: [8]
  • Ly hôn thuận tình theo quy định pháp luật tố tụng dân sự từ khoảng 01 -04 tháng (cấp sơ thẩm) chưa tính đến trường hợp kháng cáo và bị đơn vắng mặt, thời hạn có thể kéo dài thêm. Tuy nhiên vẫn còn tùy thuộc vào mức độ lẫn tính chất của vụ việc ly hôn.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1]  Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 469.1d Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

[2]  Điều 127.1, 127.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

[3]  Điều 124 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 42 Mục 5 Chương III Nghị định 126/2014.

[4]  Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[5]  Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[6]  Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[7]  Điều 52, 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[8]  Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*