Khai báo tạm vắng
(Cập nhật, bổ sung ngày 25/03/2022)
Theo quy định của pháp luật, việc khai báo tạm vắng sẽ được đặt ra đối với trường hợp bạn đi khỏi quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh hoăc thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên và bạn vẫn còn trong độ tuổi làm nghĩa vụ quận sự (tức từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi; trong trường hợp bạn thuộc trường hợp hoãn nhập ngũ do đi học cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ được kéo dài thêm 2 năm đến hết 27 tuổi), hoặc tự động viên. Khác với các thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú hay thông báo lưu trú vừa nêu, việc khai báo tạm vắng sẽ được thực hiện với cơ quan công an tại nơi bạn cư trú trước khi tạm vắng.
Hồ sơ khai báo tạm vắng bao gồm[1]:
– Giấy đề nghị khai báo tạm vắng;
– Văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người khai báo.
Nội dung bạn cần khai báo tạm vắng bao gồm: Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND/CCCD hoặc số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng, kèm theo lý do tạm vắng và thời gian tạm vắng cùng địa chỉ chuyển đến.
Trường hợp người khai báo tạm vắng là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Bạn nộp hồ sơ đến Công an xã hoặc phường hoặc thị trấn nơi bạn sinh sống cư trú trước khi rời đi.
Từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho người tạm vắng.
Trong các trường hợp phức tạp hơn thì thời gian giải quyết khai báo có thể kéo dài tối đa không quá 02 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ bài viết về “Khai báo tạm vắng”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Cập nhật, bổ sung ngày 25/03/2022
Người cập nhật, bổ sung: Bùi Thị Như
[1] Điều 31 Luật Cư trú năm 2020