Thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
trước khi thẻ tạm trú hết hạn? Hồ sơ đề nghị gia hạn tạm trú bao gồm những Giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Đây là những câu hỏi xoay quanh vấn đề thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, thông qua bài viết sau Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc của Qúy bạn đọc.
1. Thẻ tạm trú là gì?
Thẻ tạm trú là loại Giấy tờ do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao (cụ thể là Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) xem xét và cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Thời hạn tạm trú[1] dài nhất không quá 10 năm và ngắn nhất không quá 02 năm, thường cấp cho những đối tượng là người nước ngoài có mục đích cư trú dài hạn tại Việt Nam nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư, lao động, học tập, du lịch,….
2. Khi nào thì thực hiện thủ tục gia hạn?
Thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài thật ra là đổi và cấp thẻ mới cho người nước ngoài. Vì thế, trước 05 đến 10 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày cuối cùng trước ngày thẻ tạm trú hết thời hạn thì người nước ngoài, doanh nghiệp/tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài phải nộp hồ sơ gia hạn.
3. Hồ sơ gia hạn thời hạn tạm trú?[2]
Tại bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ phân tích về thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Công an (trừ các đối tượng có thẻ tạm trú NG1, NG2, NG3, NG4). Theo đó, hồ sơ gia hạn sẽ căn cứ vào chủ thể nộp để phân chia thành 02 loại, gồm tổ chức (doanh nghiệp/tổ chức bảo lãnh) và cá nhân là người Việt Nam. Khi xác định người nước ngoài thuộc loại nào thì chuẩn bị các loại Giấy tờ để hoàn thiện 01 bộ hồ sơ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ gia hạn do công ty/tổ chức bảo lãnh | Hồ sơ gia hạn theo diện thăm thân do người Việt Nam bảo lãnh: |
– Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài; (Mẫu NA6) – Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú; (Mẫu NA8) – Bản gốc Hộ chiếu[3]/ Visa và Thẻ tạm trú cũ; – Tờ khai xác nhận tạm trú online hoặc xác nhận tạm trú do Công an xã, phường cấp; – Bản sao y chứng thực Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn Giấy phép lao động; (Đối với thẻ tạm trú lao động); – Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký góp vốn, mua cổ phẩn; (Đối với thẻ tạm trú đầu tư); – Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự các Giấy tờ chứng minh nhân thân như Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình,… (Đối với thẻ tạm trú thăm thân) – Nếu là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử nhân viên, người lao động thì cung cấp thêm Giấy giới thiệu của doanh nghiệp/ tổ chức; – Nếu là tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh thì xuất trình hồ sơ pháp nhân như Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp, Mẫu đăng ký con dấu,…. – 02 ảnh 2×3. | – Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú; (Mẫu NA8) – Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú;- Bản gốc hộ chiếu/visa và thẻ tạm trú đang sử dụng;- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ hoặc chồng là người Việt Nam; – Bản sao công chứng hoặc bản gốc Giấy xác nhận đăng ký tạm trú; – Bản sao công chứng CMND của vợ/chồng là người Việt Nam; – Bản sao công chứng hoặc Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng nhận nhân thân; – 02 ảnh 2×3. |
4. Thời hạn và cơ quan giải quyết:
– Người nước ngoài, thân nhân của người nước ngoài hoặc tổ chức/doanh nghiệp đã mời, bảo lãnh nộp hồ sơ đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức/doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan nhận hồ sơ sẽ cấp thẻ tạm trú mới. Nếu hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ để sửa chữa, bổ sung cho hoàn thiện.
5. Lệ phí gia hạn tạm trú:
Căn cứ quy định tại Thông tư 219/2016/TT-BTC thì lệ phí gia hạn tạm trú là 10 USD/1 lần.
6. Nếu thực hiện trễ có bị xử phạt không?[4]
– Đã quá thời hạn nhưng dưới 16 ngày: 500.000 đồng đến 2 triệu đồng;
– Đã quá thời hạn từ 16 đến dưới 30 ngày: 03 triệu đến 05 triệu;
– Đã quá thời hạn từ 30 đến dưới 60 ngày: 05 triệu đến 10 triệu;
– Đã quá thời hạn từ 60 đến dưới 90 ngày: 10 triệu đến 15 triệu;
– Đã quá thời hạn từ từ 90 ngày trở lên: 15 triệu đến 20 triệu;
Theo quy định thì người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú hết hạn mà không gia hạn thì sẽ bị phạt tiền, số tiền phạt sẽ căn cứ vào thời gian quá thời hạn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền thì còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác, tùy vào mức độ vi phạm mà người nước ngoài có thể bị trục xuất về nước.
Mức vi phạm ở trên là áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức chậm trễ việc gia hạn cho người lao động, người thăm thân của người lao động thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần số tiền phạt đối với cá nhân.[5]
Tổng kết, hiện nay thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài là thủ tục hành chính quan trọng để cơ quan nhà nước quản lý việc cư trú, sinh sống và làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam. Vì thế, khi thẻ tạm trú hết hạn thì cần phải tiến hành gia hạn, nếu không sẽ bị xử phạt nếu đã quá thời hạn.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 1.16 Luât nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bổ sung năm 2019
[2] Điều 37.1 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Điều 4.2 Thông tư 31/2012/TT-BCA
[3] Hộ chiếu khi nộp vẫn còn hiệu lực với thời hạn sử dụng dưới 01 năm
[4] Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
[5] Điều 4.2 Nghị định 144/2021/NĐ-CP