Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Overview

Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Bảo hiểm y tế (BHYT) loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Chính vì nhu cầu đó nên những chính sách về thủ tục mua BHYT, mức đóng, mức hưởng BHYT là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm đặc biệt là BHYT theo hộ gia đình vì đây cũng là một trong những đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo quy định.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

1.Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình[1]

– Người có tên trong sổ hộ khẩu, hoặc sổ tạm trú.

Người có tên trong sổ hộ khẩu; sổ tạm trú nhưng thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng thì không phải đóng BHYT theo hộ gia đình. (a)

– Chức sắc, chức việc, nhà tu hành: phải có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý.

– Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ những người tại mục (a) mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT: phải có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi đang cư trú.

2.Thủ tục tham gia BHYT[2]

Bước 1. Kê khai thông tin

– Ghi đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) (đối với người tham gia lần đầu hoặc đã tham gia rồi nhưng thay đổi thông tin cá nhân, nơi khám chữa bệnh)

– Kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) nhận từ trưởng thôn.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

– Tờ khai (mẫu TK01-TS)

– Bản sao Sổ hộ khẩu;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của người trong hộ khẩu đã tham gia;

Cần phải có sổ hộ khẩu và thẻ BHYT trên để có thể xác định giảm trừ mức đóng vì Luật có quy định mức giảm trừ từ người 2,3,4,5,.. nếu cùng tham gia trong năm tài chính.[3]

Người dân nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện hoặc đại lý thu BHYT nơi cư trú.

Bước 3. Đóng tiền

Người dân đóng tiền tham gia BHYT tại Đại lý thu BHYT hoặc BHXH huyện nơi cư trú và nhận giấy hẹn ngày trả kết quả.

Bước 4. Nhận thẻ BHYT

Dựa vào ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT. Thông thường, thời hạn cấp thẻ sẽ là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.[4]

3.Mức đóng BHYT[5]

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.[6]

– Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; – Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Có thể xác định số tiền đóng BHYT theo hộ gia đình như sau:

Thành viênSố tiền đóng BHYT 1 năm
Người thứ 1804.600 đồng
Người thứ 2563.220 đồng
Người thứ 3482.760 đồng
Người thứ 4402.300 đồng
Từ người thứ 5 trở đi321.840 đồng

 

Chính sách giảm trừ mức đóng BHYT nhằm khuyến khích người dân trong hộ gia đình tham gia BHYT nhiều hơn và cũng là vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

4. Mức hưởng BHYT từ năm 2021

* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến thì được hưởng:[7]

– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã.

– 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng/lần);

– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền trả cho việc khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (hơn 8,94 triệu đồng);

– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến được hưởng theo tỷ lệ như đúng tuyến như sau:[8]

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;

– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước;

– 100% chi phí KCB nội trú và ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện trên cả nước.

Với cả 3 tuyến bệnh viện trên, người bệnh không được thanh toán chi phí KCB của đợt ngoại trú nếu đã kết thúc KCB ngoại trú, sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú hoặc điều trị nội trú ban ngày với cùng một chẩn đoán.[9]

* Nếu người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã; phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi KCB tại những nơi này trong cùng địa bàn tỉnh thì được hưởng như đúng tuyến.[10]

* Nếu như đăng kí KCB ban đầu tại xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh thì vẫn được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh tại xã đó.[11]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và Điều 4.1 Thông tư số 30/2020/TT-BYT

[2] Công văn số: 3170/BHXH-BT

[3] Điều 7.1.e Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

[4] Điều 17.2 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế

[5] Điều 7.1.e Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

[6] Điều 3.2 Nghị định 38/2019/ NĐ-CP

[7] Điều 14.1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

[8] Điều 22.3 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế và Công văn số 627/BYT-BH

[9] Điều 1.b Công văn số 627/BYT-BH

[10] Điều 22.4 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm Y tế và Công văn số 627/BYT-BH

[11] Điều 14.4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*