Thủ tục chứng nhận lãnh sự để sử dụng Văn bằng Việt Nam tại nước ngoài

Thủ tục chứng nhận lãnh sự để sử dụng Văn bằng Việt Nam tại nước ngoài

Thủ tục chứng nhận lãnh sự để sử dụng Văn bằng Việt Nam tại nước ngoài

Sau thời gian tạm ngưng mọi hoạt động thì thế giới bắt đầu trở lại với nhịp điệu hội nhập, toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia mở cửa khẩu. Vì thế hoạt động học tập và làm việc của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài có dấu hiệu tăng dần. Song song đó, doanh nghiệp phải nộp một số văn bằng cho các cơ quan ở nước ngoài. Tuy nhiên theo quy định thì các văn bằng được cấp ở Việt Nam phải trải qua thủ tục chứng nhận lãnh sự mới có thể sử dụng ở nước ngoài.

Thủ tục chứng nhận lãnh sự là thủ tục của cơ quan có thẩm quyền nhằm chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên văn bằng đã được cấp tại Việt Nam đúng theo quy định của pháp luật và có thể sử dụng ở nước ngoài[1]. Vậy thủ tục này cần thực hiện như thế nào và có những lưu ý gì? Mời Qúy bạn đọc cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu.

Bước 1: Bạn đọc cần dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng của nước dự tính sử dụng sau đó mang đi công chứng bản dịch.

Bước 2: Sau khi công chứng bản dịch, bạn đọc tiến hành thủ tục chứng nhận lãnh sự (CNLS) tại Cơ quan ngoại giao Việt Nam. Căn cứ vào quy định của pháp luật, bạn đọc cần lưu ý hai trường hợp sau để tránh mất thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp

Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người đề nghị chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau[4]:

– 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự; (Mẫu Mẫu tờ khai LS.HPH-2012.TK)

– 01 bản chính (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc 01 bản chụp không phải chứng thực (trường hợp nộp qua bưu điện) của căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu;

– Bản chính kèm theo 01 bản chụp văn bằng đề nghị chứng nhận lãnh sự;

Document

Trong trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của văn bằng đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị bổ sung bản chính và nộp 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu có liên quan.

– Phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận (trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc người đề nghị yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong thì tiến hành nộp tại các cơ quan sau:

– Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao;

– Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh – Bộ Ngoại giao;

– Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện (gọi tắt là Cơ quan ngoại vụ địa phương).[5]

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự.

Người đề nghị nộp lệ phí chứng nhận lãnh sự cho mỗi lần là 30.000VNĐ[6]. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận cấp phiếu biên nhận, trừ trường hợp gửi qua bưu điện. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo cho người đề nghị biết để bổ sung cho hoàn thiện. Khi hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan sẽ giải quyết trong thời hạn 01 ngày làm việc, tuy nhiên thời hạn giải quyết còn phụ thuộc vào số lượng giấy tờ, văn bằng đề nghị chứng nhận lãnh sự. Cụ thể, số lượng hồ sơ có từ 10 giấy tờ, tài liệu thì thời hạn giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc. Hoặc trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên văn bằng được đề nghị thì Bộ Ngoại giao khi nhận hồ sơ sẽ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp xác minh. Trong thời hạn 05 ngày cơ quan, tổ chức trên có trách nhiệm trả lời, sau khi nhận được văn bản trả lời Bộ Ngoại giao sẽ giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị.

Kết quả được thông báo có thể được chấp nhận hoặc bị từ chối, trong trường hợp bị từ chối thì cơ quan tiếp nhận sẽ giải thích rõ lý do. Nếu trong quá trình giải quyết, cơ quan tiếp nhận phát hiện văn bằng giả mạo hoặc chưa được cấp hoặc cấp sai thẩm quyền hoặc có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận sẽ thu giữ và thông báo cho cơ quan chức năng liên quan để xử lý.[7]

Bước 3: Sau khi nhận được tem và dấu chứng nhận lãnh sự tại Cục lãnh sự thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam thì người đề nghị tiến hành chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Để chứng nhận ở cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài thì sẽ tùy vào yêu cầu của mỗi quốc gia. Chỉ khi hoàn thành xong bước này, văn bằng của người đề nghị mới có thể sử dụng tại nước ngoài.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục chứng nhận lãnh sự để sử dụng Văn bằng Việt Nam tại nước ngoài

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2.1 Nghị định 111/2011/NĐ-CP

[2] Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP

[3] Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP

[4] Điều 11 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP và Điều 9,10 Thông tư 01/2012/TT-BNG

[5] Tham khảo tại Bộ Ngoại giao Việt Nam – Cổng Thông tin điện tử về Công tác lãnh sự: https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=34

[6] Điều 5.1 Thông tư 157/2016/TT-BTC

[7] Điều 11 Thông tư 01/2012/TT-BNG

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*