Thủ tục cấp thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài

Thủ tục cấp thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài

Thủ tục cấp thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài

Câu hỏi từ Qúy bạn đọc: Sau khi tham khảo bài viết Lao động nước ngoài có quyền bảo lãnh người thân sang Việt Nam không?, tôi có thấy Luật Nghiệp Thành đề cập đến việc cấp thẻ tạm trú thăm thân. Tôi muốn hỏi thủ tục, và nơi nộp hồ sơ cấp thẻ là ở đâu?

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Thẻ tạm trú cho thân nhân nhà đầu tư nước ngoài

Trả lời

1. Khi nhân thân người nước ngoài có nguyện vọng xét cấp thẻ tạm trú thăm thân để đến Việt Nam thăm người thân hoặc cùng họ sinh sống tại đây, thì cần lưu ý đến hai điều kiện:

Thứ nhất, đối tượng được cấp, gồm: vợ/chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam và được cấp các loại ký hiệu thị thực: LV1, LV2 (làm cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội); LS (luật sư nước ngoài đến Việt Nam để hành nghề); ĐT1, ĐT2, ĐT3 (nhà đầu tư); NN1, NN2 (làm việc cho văn phòng đại diện nước ngoài); DH (du học); PV1 (phóng viên); LĐ1, LĐ2 (lao động trong doanh nghiệp)[1];

Thứ hai, đối tượng được xét cấp đã được bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam với thị thực thăm thân (TT).[2]

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Thời hạn của thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài

2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ bao gồm[3]:

 

 

Document

 

Cơ quan, tổ chức bảo lãnhCá nhân bảo lãnh
-: Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài; Mẫu NA6

-: Văn bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan Xuất nhập cảnh; Mẫu NA16

-: Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;Mẫu NA7

 

-: Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài; Mẫu NA8

-Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất là 13 tháng;

-Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc Sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được Công an xã, phường, thị trấn nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam xác nhận;

-02 ảnh cỡ 2×3 cm;

-Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú như: Giấy phép lao động; Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy kết hôn (khi bảo lãnh vợ/chồng); Giấy khai sinh của con dưới 18 tuổi hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh người nước ngoài đủ điều kiện để cấp thẻ tạm trú.

*Lưu ý: Các văn bản, tài liệu không phải tiếng Việt cần chuyển sang tiếng Việt và làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, trừ khi hồ sơ, giấy tờ đó không yêu cầu.

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau để hiểu rõ hơn về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam: Hợp pháp hóa lãnh sự; Văn bản do nước ngoài cấp, khi nào cần chứng thực, khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự

3. Phương thức nộp[4]:

– Trực tiếp: tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an; hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh

– Trực tuyến: tại Cổng dịch vụ Công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an;

4. Phí, lệ phí[5]: 155$/thẻ

5. Thời gian giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Thủ tục cấp thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng dồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duỵệt: Luật sư Thuận

 

[1] LV1 – cấp cho người làm việc cho các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan Nhà nước; LV2 – cấp cho người làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội,…; LS – cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;  ĐT1 – cấp cho nhà đầu tư có vốn góp từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư trong các ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư; ĐT2 – cấp cho nhà đầu tư có vốn góp từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành nghề khuyến khích đầu tư; ĐT3 – cấp cho nhà đầu tư có vốn góp từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ; NN1 – cấp cho trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; NN2 – cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài,… tại Việt Nam; DH – cấp cho người vào thực tập, học tập; PV1 – cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam; LĐ1 – cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; LĐ2 – cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

[2] Điều 36.2 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Điều 1.14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, sửa đổi năm 2019

[3] Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014; Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA

[4] ĐiỀU 37.2.(b) Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Điều 1.1.5(b) Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2019

[5] Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm Thông tư 25/2021/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*