Thu phí đường bộ có tác dụng gì?

Thu phí đường bộ có tác dụng gì?

Thu phí đường bộ có tác dụng gì?

Ở các tuyến đường bộ nào cũng sẽ có ít nhất một trạm thu phí, vậy trạm thu phí đường bộ có tác dụng gì và ai cũng có thể xây dựng trạm để thu phí tiền xe hay sao? Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bạn nhé!

Trạm thu phí đường bộ có tác dụng gì?

Trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi là trạm thu phí) là nơi thu tiền dịch vụ sử dụng tuyến đường bạn đã hoặc chuẩn bị đi qua.[1]

Các loại dịch vụ được chi trả bao gồm[2]:

1.Chi trả các khoản tiền xây dựng, sửa chữa cầu đường chủ đầu tư đã bỏ ra;

2.Nhận tiền trả trước của chủ phương tiện để thực hiện dự án xây dựng đường;

3.Thu trước các khoản tiền bảo trì đường bộ.

Hiện nay có hai dạng thu phí được áp dụng[3]:

– Thu phí dạng mở: Thu một mức tiền cố định dựa trên dạng phương tiện vận tải sử dụng;

– Thu phí dạng kín: Thu tiền dựa trên dạng phương tiện vận tải sử dụng và quãng đường xe đã đi.

Lưu ý: Đối với các tuyến đường cao tốc chỉ được sử dụng dạng thu phí kín.

Document

Từ tháng 4/2022, phương thức thu phí đường bộ được triển khai dưới hai hình thức, cụ thể[4]:

– Thu thông qua điện tử: Chủ xe sẽ được gắn thẻ đầu cuối, thẻ đầu cuối sẽ được liên kết với tài khoản ngân hàng, hoặc sẽ nộp trực tiếp sau, khi đi qua trạm thu phí, hệ thống tự động quét thẻ đầu cuối của xe và trừ tiền thu phí.[5]

– Thu trực tiếp tiền mặt: Khi xe đến trạm thu phí, cần dừng lại và trả tiền phí.

Ai có thể xây dựng trạm thu phí?

Trạm thu phí về bản chất là Nhà nước chia sẻ gánh nặng xây dựng cầu đường với các doanh nghiệp, bằng cách để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cầu đường và thông qua trạm thu phí để lấy lại vốn. Vì vậy, để có thể xây dựng trạm thu phí, doanh nghiệp phải đã có dự án hoặc được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng trạm thu phí thì trạm thu phí mới có thể được xây dựng và hoạt động.

Có hai hệ thống vận hành trạm thu phí hiện nay:

– Hệ thống Back-end[6]: Do chủ đầu tư dự án thực hiện, vận hành và khai thác trạm thu phí nhằm mục đích thu hồi lại vốn đã bỏ ra đầu tư cho đường bộ. Hệ thống này chỉ sử dụng thu phí thông qua hình thức điện tử.

– Hệ thống Front-end: Là hệ thống nhận nhiệm vụ hoặc có hợp đồng với các Đơn vị thu phí. Hiện nay trên thị trường có hai Đơn vị thu phí điện tử là VETC và VDTC[7].

Khi nào trạm thu phí không còn được sử dụng nữa?

Như đã đề cập ở trên, trạm thu phí là hình thức hoàn lại vốn hoặc là hình thức thu trước để đủ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ. Vì vậy, trạm thu phí qua một thời gian sẽ không còn được cấp phép thu phí đường bộ nữa, cụ thể các tiêu chí[8]:

– Khi mục đích thu phí không nhằm để thực hiện dự án đường bộ đã đề xuất;

– Các trạm thu phí phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt một trong hai loại giấy tờ sau: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án hoặc Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

– Phải sử dụng hai phương thức thu phí: điện tử hoặc tiền mặt như đã đề cập ở trên;

– Yêu cầu công khai thông tin về trạm thu phí trên các phương tiện truyền thông.

Bạn đọc tham khảo Gửi xe không có thẻ xe bị mất trách nhiệm thuộc về ai?

Bạn đọc tham khảo Đi xe không chính chủ có bị xử phạt không

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thu phí đường bộ có tác dụng gì?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 3.1 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

[2] Điều 14.3 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

[3] Điều 9.2 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

[4] Điều 9.1 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

[5] Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg

[6] Điều 6 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

[7] https://laodong.vn/xe/nhung-luu-y-ve-dan-the-thu-phi-tu-dong-khong-dung-tren-oto-1013340.ldo

[8] Điều 4 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*