Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định có tính bắt buộc về việc tuân theo thời gian, công việc và điều hành sản xuất kinh doanh, được thể hiện cụ thể trong nội quy lao động nhằm bảo đảm trật tự tại đơn vị sử dụng lao động. Khi có sự vi phạm quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động như khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải. Vậy thời hiệu xử lý là bao lâu? Hết thời hiệu thì người sử dụng lao động có được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật? Có xảy ra trường hợp ngoại lệ không? Hãy cùng tìm hiểu với Luật Nghiệp Thành thông qua bài viết sau.

Thời hiệu xử lý kỷ luật[1] là thời hạn mà người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý nhằm răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, vi phạm đến nội quy của người lao động. Căn cứ vào quy định của pháp luật lao động thì thời hiệu xử lý là 06 tháng tính từ ngày có hành vi vi phạm xảy ra. Nếu hành vi vi phạm xảy ra liên tục, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ các bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu sẽ kéo dài hơn là 12 tháng. Một khi thời hiệu theo quy định của từng trường hợp đã hết thì người sử dụng lao động không được áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với người lao động. Để hình dung rõ, ta đến với ví dụ minh họa sau:

Anh A là người lao động tìm và tiêu hủy hàng lỗi từ dây truyền sản xuất ốp lưng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong quá trình tiêu hủy hàng không đạt tiêu chuẩn, anh A đã nhiều lần ăn cắp lượng lớn số ốp lưng này để bán ra thị trường, theo điều tra thì hành vi bắt đầu từ ngày 01/9/2022. Được biết công ty anh A chỉ gia công hàng thiết kế cho một khách hàng ở nước ngoài, và khách hàng yêu cầu phía anh A không được để lộ mẫu thiết kế ra thị trường.

=> Xác định hành vi của anh A đã vi phạm nhiều lần và diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thiệt hại về mặt tài sản cho phía doanh nghiệp gia công nên thời hiệu xử lý kỷ luật sẽ là 12 tháng. Vậy thời hiệu xử lý kỷ luật sẽ đến tháng 09/2023, nếu sau thời gian này mà doanh nghiệp gia công vẫn chưa tiến hành áp dụng hình thức xử lý kỷ luật thì doanh nghiệp không thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào đối với anh A.

Tuy nhiên, nếu người lao động thuộc những trường hợp sau thì không được xử lý kỷ luật[2]:

– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

– Đang bị tạm giữ, tạm giam;

– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đói với hành vi vi phạm

Document

– Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Vậy khi hết thời gian này mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động cũng hết thì người sử dụng lao động được tiếp tục áp dụng hình thức xử lý kỷ luật không?

Nếu hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà cũng hết thời hiệu xử lý hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên[3].

Ví dụ: Trong doanh nghiệp sản xuất giày dép DK, mỗi một khâu sẽ bao gồm 6 nhân công để thực hiện công việc. Chị K và chị M là nhân công trong khâu vá giày, nhiều nhân công bảo chị K và chị M có nhiều xích mích từ trước khi vào công ty. Đến tháng 01/2023, chị K vì xích mích nhiều lần nên đã ra tay đánh và cố ý gây thương tích với chị M. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể xử lý kỷ luật bởi trong quá trình thực hiện hành vi phạm chị K đang mang thai 02 tháng.

=> Trường hợp của chị K được xác định thuộc trường hợp không thể áp dụng xử lý kỷ luật lao động cho đến khi con của chị K tròn 01 tuổi. Vì thế, kể từ ngày con của chị K tròn 01 tháng tuổi thì phía doanh nghiệp được phép kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng không quá 60 ngày.

Vì thế, căn cứ vào tính chất, mức độ và thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu mà ta sẽ xác định thời hiệu xử lý kỷ luật. Nếu người lao động sai phạm đang trong khoảng thời gian không được xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật thì thời hiệu sẽ được tính từ ngày hết thời gian không được xử lý kỷ luật đến không quá 60 ngày. Nếu người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật trong thời gian không được phép thực hiện thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân[4]; và mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần đối với người sử dụng lao động là tổ chức[5].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 123 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 122.4 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 123.2 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 6 và Điều 19.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần là: Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm; doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp VN hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại VN; hợp tác xã, liên hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp; cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội;…

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*