Thế nào là Thưởng tết lương tháng 13

Thế nào là Thưởng tết lương tháng 13

Thế nào là Thưởng tết lương tháng 13

Cứ mỗi năm tết về, người người sắm tết, nhà nhà sắm tết không biết bao nhiêu chi phí phải lo để sắm sửa cho sinh hoạt của bản thân, gia đình. Thì khoản tiền thưởng cuối năm rất nhiều người lao động quan tâm. Cuối năm sẽ là giai đoạn mà nhiều doanh nghiệp sẽ chi trả thêm lương tháng 13 cho NLĐ. Đây là khoản tiền mà NLĐ xem là thưởng Tết từ công ty, vậy “Lương tháng 13” là gì? Và tại sao lại gọi là “Lương tháng 13”? Và pháp luật có quy định gì về “Lương tháng 13” không?.

1.Tại sao lại có thuật ngữ “Lương tháng 13”

Ta có thể hiểu như này “Lương tháng 13” là một khoản tiền thưởng vào dịp cuối năm mà thông thường người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm (kinh doanh có lời, tạo động lực làm cho nhân viên,…) cũng như là mức độ hoàn thành công việc của người lao động đó.

Doanh nghiệp  sẽ kê khai khoản tiền đó là lương tháng 13 nhằm đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN, bởi vì trước đây nếu gọi là thưởng thì sẽ không được xem là chi phí để khấu từ TNDN[1]. Điều này giúp cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp còn lại nhiều hơn nếu kê khai phần tiền thưởng tết đó là lương tháng 13.

Ta có ví dụ sau đây:

Một doanh nghiệp bỏ ra chi phí ban đầu là 6 tỷ đồng, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu tới cuối năm là 8 tỷ. Ta thấy doanh nghiệp này đang có lợi nhuận ban đầu là 2 tỷ đồng. Trong khoản lời này, doanh nghiệp muốn thưởng 300 triệu đồng cho NLĐ trong doanh nghiệp.

Lúc này doanh nghiệp có thể chọn hai phương thức:

Document

TH1: Nếu kê khai 300 triệu đồng là thưởng => sẽ phải loại 300.000.000 đồng không đưa vào chi phí khấu trừ thuế TNDN => tính thuế 2 tỷ đồng

=> Tính thuế TNDN: 2 tỷ x 20% = 400 triệu đồng

Vậy khoản lợi nhuận sau thuế và sau khi thưởng cho NLĐ còn: 1 tỷ 700 triệu – 400 triệu = 1 tỷ 300 triệu đồng

TH2: Nếu kê khai 300 triệu đồng là lương tháng 13 => sẽ được loại 300.000.000 đồng vào chi phí khấu trừ thuế TNDN => tính thuế 1 tỷ 700 triệu đồng

=> Tính thuế TNDN: 1 tỷ 700 triệu x 20% = 340 triệu đồng

Khoản lợi nhuận sau thuế và sau khi trả lương cho NLĐ là: 1 tỷ 700 triệu – 340 triệu = 1 tỷ 360 triệu đồng.

Ta thấy được qua ví dụ trên đã có sự chênh lệch 60 triệu đồng đối với khoản lợi nhuận sau thuế nếu kê khai khoản tiền đó trong hai trường hợp là lương và thưởng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp còn duy trì khoản lợi nhuận sau thuế nhiều hơn để tiếp tục hoạt động kinh doanh, bổ sung nguyên vật, liệu, máy móc thiết bị. v.v… hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đó là những lý do tại sao lại có thuật ngữ lương tháng 13. Nhưng xét về bản chất thì lương tháng 13 thực chất là một khoản tiền thưởng cuối năm thường được chi vào dịp Tết âm lịch.

2.Quy định của pháp luật về “lương tháng 13”

Luật không quy định bắt buộc phải có số tiền thưởng này, cho nên khoản tiền này không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả cho người lao động mà chỉ trả theo các bên thỏa thuận thường là vào dịp cuối năm sẽ chủ yếu căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty trong năm và căn cứ để thưởng là dựa trên mức độ hoàn thành công việc trong quy chế thưởng, phạt của công ty. Và có một điểm mới ở đây việc thưởng “lương tháng 13” có thể bằng tiền hoặc bằng hình thức khác (như thưởng một chỉ vàng,…)[2].

Trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp thì thông thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu mức độ hoàn thành công việc để xác định mức độ hoàn thành công việc của người lao động (chỉ tiêu, target) từ đó người sử dụng lao động sẽ đưa ra quy chế thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà các bên đã giao kết, thỏa ước lao động mà hai bên đã thỏa thuận sau khi đã tham khảo ý kiến của ban chấp hành cơ sở và đã được thực hiện. Thông thường khi đi làm người lao động vẫn được tính hưởng lương tháng 13 theo tỉ lệ tương đương nếu chưa làm đủ 12 tháng.

VD: Anh B vào làm việc tại công ty X hồi 1/5/2020. Tính đến hết 31/12/2020, anh B đã làm tại đây được 8 tháng (chưa đủ 12 tháng), như vậy, lương tháng 13 của anh B sẽ được tính là trung bình cộng mức lương của 8 tháng làm việc

Như vậy, tiền lương tháng 13 về bản chất là một trong những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người lao động.

Bạn đọc tham khảo thêm: Cho nghỉ việc để không thưởng tết cho nhân viên

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thế nào là Thưởng tết lương tháng 13”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành  các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sự Thuận

[1] Điều 3.2 Thông tư 25/2018/TT-BTC

[2] Điều 104.1 Bộ luật lao động 2019

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*