Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hiện nay, nhu cầu thị trường lao động ngày càng cao, nhất là đối với một số nước phát triển nhanh như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,.. đang cần một số lượng lao động lớn trong khi Việt Nam lại có nguồn lao động dồi dào. Vì thế, các hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc ngày càng phổ biến và luôn được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu lao động là một ngành kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện về chất lượng, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam. Chính vì vậy, để thành lập một công ty xuất khẩu lao động đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải am hiểu về hồ sơ và điều kiện thành lập công ty, nên từ bài viết này Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn Qúy bạn đọc thực hiện việc thành lập doanh nghiệp và quy trình cấp giấy phép con trong quá trình hoạt động.

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Ban đầu bạn phải thành lập tổ chức có tư cách hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này. Bạn có thể thành lập công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và công ty hợp danh. Bạn đọc có thể tham khảo bài chia sẻ của chúng tôi về: Những điều cần biết khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu bạn muốn thành lập các loại hình doanh nghiệp khác, cũng có thể thực hiện các bước tương tự trong bài viết.

Bước 2: Điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế khi thành lập công ty để hoạt động trong ngành nghề thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau[1]:

– Vốn pháp định từ 5 tỷ đồng trở lên;

– Mức tiền ký quỹ là 02 tỷ đồng, được gửi đến Ngân hàng Thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;[2]

– 100% vốn là nguồn vốn trong nước (không có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn);

– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ;[3]

– Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt nam, có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hợp tác quốc tế hoặc dịch vụ việc làm.

– Có cơ sở vật chất hoặc được thuê trên cơ sở ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục, định hướng cho người lao động chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài[4];

– Có trang thông tin điện tử[5].

Document

* Khi đã đủ điều kiện thì hồ sơ cần chuẩn bị gồm:[6]

Văn bản đề nghị cấp giấy phép; (Mẫu tham khảo: Phụ lục I – Mẫu số 02)

– Bản sao điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép; và giấy tờ chứng minh việc góp vốn (đối với công ty TNHH) hoặc bản sao sổ đăng ký cổ đông được cập nhật gần nhất (đối với công ty cổ phần);

– Bản sao Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ;

– Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ gồm: bằng cấp chuyên môn; phiếu lý lịch tư pháp; hợp đồng lao động; tài liệu thể hiện kinh nghiệm làm việc trước đây đới với người lãnh đạo điều hành và mỗi một nhân viên nghiệp vụ;

– Danh sách nhân viên nghiệp vụ; (Mẫu tham khảo Phụ lục I – Mẫu số 04)

– 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;

* Nơi nộp: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – Thương binh và Xã hội

* Thời hạn cấp phép: 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ

Lưu ý[7]: – Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, Bộ Lao động – Thuơng binh và Xã hội đăng tải Giấy phép lên Cổng thông tin điện tử của Bộ và thông báo đến UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Lệ phí cấp giấy phép: 5 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay lệ phí này được giảm 50% từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp[8].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[2] Điều 24 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP

[3] Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP

[4] Điều 5 Nghị định 112/2021/NĐ-CP

[5] Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP

[6] Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP

[7] Điều 15 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[8] Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC và Mục 1 Biểu mức thu tại Điều 4 Thông tư 259/2016/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*