Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Cập nhật ngày 03/6/2024

HỎI:

Tôi ký hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng với Công ty TNHH JA. Trong thời gian làm việc, tôi xin nghỉ 06 tháng vì lý do thai sản và đã được Công ty đồng ý. Tại thời điểm nghỉ thai sản của tôi, công ty đã tuyển nhân viên mới để tạm thời thay thế vị trí của tôi. Do năng suất làm việc của nhân viên cao hơn nên công ty muốn nhận bạn mới vào làm để thay thế tôi. Công ty làm như vậy có được hay không?

TRẢ LỜI:

Thứ nhất, NLĐ được phép tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:[1]

– Đi nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ;

– Bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Lao động nữ mang thai;

– Được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

– Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

– Các trường hợp khác do các bên tự thỏa thuận;

Thứ hai, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thời gian tạm hoãn kết thúc, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ có trách nhiệm sắp xếp công việc, nhận lại NLĐ trở lại làm việc tại vị trí trước thời gian tạm hoãn, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.[2]

=> Như vậy, Công ty của Qúy bạn đọc hoàn toàn không có lý do để chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Nếu công ty không nhận lại NLĐ sau thời hạn tạm hoãn mà muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đối mặt với mức phạt tiền từ 3 triệu đến 7 triệu đồng. Đồng thời, công ty phải nhận NLĐ vào làm việc, và trả lương cho những ngày không nhận NLĐ[3]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Người bổ sung: Quách Gia Hy

Cập nhật, bổ sung ngày 03/6/2024

 

[1] Điều 30 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 31 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 11.2.(b) và Điều 11.5.(b) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*