Sử dụng người lao động cao tuổi

Sử dụng người lao động cao tuổi

Sử dụng NLĐ cao tuổi

Sử dụng người lao động cao tuổi

Hỏi:

Công ty tôi muốn tuyển một số NLĐ cao tuổi để làm việc có được hay không? Pháp luật có quy định gì khi sử dụng NLĐ cao tuổi hay không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Lut Nghip Thành xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của bộ luật lao động 2012, NLĐ cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi lao động quy định của pháp luật: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi[1]. Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 độ tuổi nghỉ hưu của nam/nữ lao động có sự điều chỉnh như sau:

Thay vì độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định là nam khi đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình, cho đến khi đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ[2]. Cụ thể, bắt đầu kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Như vậy, từ năm 2022, độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là 60 tuổi 6 tháng và với lao động nữ là 55 tuổi 8 tháng.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết của Lut Nghip Thành về: Tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động.

Ngoài ra, trong Bộ luật Lao động 2019 đối với quy định sử dụng NLĐ cao tuổi cũng có một số thay đổi nhất định. Theo đó, BLLĐ 2019 nêu cụ thể loại hợp đồng được ký kết giữa NLĐ cao tuổi và NSDLĐ là loại hợp đồng xác định thời hạn, hai bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng nhiều lần[3]. Khác với BLLĐ 2012, pháp luật quy định khi có nhu cầu, NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới[4].

Bên cạnh đó, NSDLĐ khi tuyển NLĐ cao tuổi thì cần lưu ý những quy định sau:

– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn[5].

– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian[6].

– Chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc nếu NLĐ cao tuổi đang hưởng hưu trí[7].

Ngoài ra, pháp luật có các quy định riêng khác để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ cao tuổi là do quá trình làm việc lâu dài, sức khỏe của NLĐ cao tuổi đã suy yếu hoặc bắt đầu suy yếu mặc dù họ là những người có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao. Nếu vận động mạnh hoặc làm việc căng thẳng, NLĐ cao tuổi rất dễ bị tai nạn hay ốm đau. Chính vì vậy, các quy định trên nhằm bảo vệ NLĐ cao tuổi một cách tốt nhất.

Lưu ý:

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Nếu NSDLĐ có hành vi sử dụng NLĐ cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ cao tuổi có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân[10].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[11]

 

Trên đây là chia sẻ của Lut Nghip Thành về “Sử dụng NLĐ cao tuổi”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Lut Nghip Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật, bổ sung ngày 26.01.2021.

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh.

Cập nhật, bổ sung lần hai ngày 10.02.2022

Người bổ sung lần hai: Lê Tiến Thành

 

[1] Điều 187 BLLĐ 2012.

[2] Điều 169 BLLĐ 2019.

[3] Điều 149.1 BLLĐ 2019.

[4] Điều 167.1 BLLĐ 2012.

[5] Điều 149.2 BLLĐ 2019.

[6] Điều 148.2 BLLĐ 2019.

[7] Điều 168.3 BLLĐ 2019.

[10] Điều 31.2 NĐ 12/2022/NĐ-CP.

[11] Điều 6.3 NĐ 12/2022/NĐ-CP.

Document
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*