Sáng chế là gì? Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Sáng chế là gì? Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Sáng chế là gì? Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ các sản phẩm trí tuệ như bản quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế,.. và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ, người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Vậy sáng chế là gì? Điều kiện để đăng ký bảo hộ và ai có quyền đăng ký bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền? Đây là một vấn đề khá nổi bật trong pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như được nhiều bạn đọc quan tâm trong quá trình phát triển không ngừng của công nghệ 4.0, vì thế thông qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc sau cho Qúy bạn đọc.

Sáng chế là sản phẩm dưới dạng vật thể, dạng chất, dạng vật liệu sinh học hoặc quy trình sản xuất do con người tạo ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên và nó được sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng các nhu cầu nhất định của con người.

Ví dụ: Ghế văn phòng có thể gập lại phục vụ cho quá trình vận chuyển dễ dàng; chất tăng vị umani và phương pháp sản xuất chất tăng vị này để thêm vào gia vị, chiết phẩm, thực phẩm; quy trình sản xuất nấm bào ngư trắng; phương pháp làm mềm vải bông dệt kim;…

Tuy nhiên sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Ở mỗi văn bằng bảo hộ sẽ đòi hỏi các tiêu chí, điều kiện khác nhau. Theo đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Document

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Điều kiện

– Có tính mới[1]

– Có trình độ sáng tạo[2]

– Có khả năng áp dụng công nghiệp[3]

– Có tính mới

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

Đối tượng áp dụng

Sản phẩm hoặc quy trìnhSản phẩm hoặc giải pháp

 

Cần lưu ý một số đối tượng sau sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế:[4]

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

=> Đây là những đối tượng không thỏa điều kiện về việc áp dụng trực tiếp vào đời sống, và khả năng áp dụng công nghiệp. Đây chỉ là cơ sở hoặc thông tin mang tính thuần túy bổ sung để con người tạo ra sáng chế.

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

=> Do yếu tố đặc thù khác biệt của đối tượng này mà nó không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Bởi lẽ thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm nhưng thời hạn khai thác đối với giống cây trồng có thể nhiều hơn khoản thời gian này, vì thế nếu đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế có thể không đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu. Nên đối tượng này sẽ theo một hệ thống riêng biệt do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, mà Luật Sở hữu trí tuệ đặt ra chế định riêng biệt cho loại đối tượng này.

– Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

=> Đây là đối tượng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của cộng đồng, xã hội. Vì yếu tố nhân đạo mà đối tượng này cần được mở rộng phạm vi sử dụng thay vì áp đặt vào mục đích thương mại, tư nhân hóa.

Ai có quyền đăng ký sáng chế:[5]

– Tác giả tạo ra sáng chế;

– Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận và thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;

– Trường hợp có nhiều đồng tác giả hoặc có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư để tạo ra sáng chế thì việc đăng ký bảo hộ cần sự đồng ý của các tổ chức, cá nhân đó

– Trường hợp tác giả; tổ chức, cá nhân đầu tư có thể chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc được thừa kế.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Sáng chế là gì? Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Tính mới thể hiện ở việc sáng chế chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong và ngoài nước

[2] Sáng chế không được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và là một bước tiến sáng tạo

[3] Nó được áp dụng để thực hiện việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định

[4] Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[5] Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 1.25 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2022

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*