Quyền nuôi con khi lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi

Quyền nuôi con khi lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi

Quyền nuôi con khi lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi

Giành quyền nuôi con trong vụ án ly hôn là một vấn đề dễ gây ra tranh cãi. Vì hai bên cho rằng mình có quyền nuôi con và đảm bảo điều kiện cho con hơn hẳn người còn lại. Nhưng nếu xét đến phương diện về quyền lợi của người con thì ý kiến của con cái có được quyền quyết định mình sẽ ở với ai không? Và có ảnh hưởng cụ thể đến quyết định của Toà án khi xác định cha hay mẹ là người có quyền trực tiếp nuôi con?. Để làm rõ vấn đề này, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc tại bài viết này.

Nên lưu ý rằng dù quyết định của Toà án là một trong hai bên cha hoặc mẹ có quyền trực tiếp nuôi con. Nhưng người không trực tiếp nuôi con cũng vẫn được thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con mà bên có quyền trực tiếp nuôi không được phép cản trở. Và vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.[1]

1.Vì sao phải xem xét nguyện vọng con từ đủ 07 tuổi?

Bảy tuổi đã là một độ tuổi mà người con cũng đã có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình. Như là mua bánh, mua kẹo, mượn đồ chơi của bạn, v.v…[2] Và con cũng đã phát triển tư duy, nhận thức một phần và cũng có những suy nghĩ riêng như là mong muốn ở với cha hay mẹ sau khi bố mẹ ly hôn. Do trong quá trình sinh sống, có thể con cái cũng sẽ yêu thương, gần gũi và thực sự thoải mái khi ở với cha hoặc mẹ hơn. Nên việc sống chung với ai cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quá trình phát triển của trẻ trong tương lai.

Do đó, việc xem xét nguyện vọng của con ở độ tuổi từ 07 tuổi trở lên là hợp lý và đáng được chú ý.

2.Trường hợp nào thì mới xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi?[3]

Không chỉ những vụ án tranh chấp nuôi con mới được xem xét ý kiến của con mà còn phải thực hiện khi một bên cha hoặc mẹ có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi đã được Toà án quyết định trước đó. [4]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ngoài ra, khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn mà việc thoả thuận của cả hai ai là người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi chính đáng của con thì cũng sẽ được Toà án xem xét và quan tâm đến nguyện vọng của người con.[5]

Cụ thể, cha hoặc mẹ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trực tiếp như trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Còn cần xem xét lối sống, nhân thân, đã có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cái hay không.

3.Nhưng liệu nguyện vọng của con có ảnh hưởng đến quyết định của Toà án?

Tại Luật Hôn nhân và gia đình có nêu như sau: “…Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”[6]

Theo đó ta có thể hiểu, việc lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi chưa thành niên chỉ mang tính chất tham khảo, Toà án vẫn sẽ căn cứ quyền lợi mọi mặt của con để đảm bảo tốt nhất các điều kiện về mặt tinh thần và vật chất, sau đó mới đưa ra quyết định bên nào sẽ trực tiếp nuôi dưỡng.

Do đó, nguyện vọng của con chỉ đóng góp một phần nhỏ vào quyết định của Toà án. Vì sau cùng, cần ưu tiên người cha hoặc mẹ đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Các cơ quan khi lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức, đảm bảo quyền và lợi ích cùng những bí mật cá nhân.[7]

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Quyền nuôi con khi lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 82, 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 21.3 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Mục III Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC

[4] Điều 208.3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[5] Điều 55,84.3, 81.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[6] Điều 81.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[7] Điều 208.3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*