Quyền lợi của người lao động khi đi điều trị vết thương tái phát do tai nạn lao động

Quyền lợi của người lao động khi đi điều trị vết thương tái phát do tai nạn lao động

Quyền lợi của người lao động khi đi điều trị vết thương tái phát do tai nạn lao động

Tai nạn trong quá trình làm việc là điều mà người lao động và người sử dụng lao động đều không mong muốn xảy ra, tuy nhiên theo thống kê hiện nay thì số lượng tai nạn xảy ra ngày càng nhiều và xuất hiện ở nhiều tình huống bất ngờ, có thể là tai nạn trên đường đi làm, tai nạn trong quá trình làm việc. Vì thế người lao động cần hiểu rõ quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong trường hợp bị tai nạn, điều trị phục hồi sau tai nạn hoặc điều trị do vết thương tái phát. Các bài viết sau của Luật Nghiệp Thành đề cập đến vấn đề quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn và mức bồi thường mà người lao động được hưởng trong hai bài viết sau:

Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động

Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động

Ở bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ xoáy sâu vào quyền lợi của người lao động khi đi điều trị vết thương tai nạn lao động bị tái phát. Theo đó, người lao động có vết thương tai nạn lao động sẽ được nghỉ ốm đau và thanh toán mức phí bảo hiểm y tế như sau:

1. Nghỉ ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội

Người lao động đi điều trị vết thương tai nạn lao động được hưởng chế độ ốm đau gồm các đối tượng sau[1]:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hoặc có công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả người lao động là người dưới 15 tuổi;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác có hưởng tiền lương

– Người đi làm việc ở nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Document

* Số ngày nghỉ được hưởng chế độ ốm đau sẽ tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và điều kiện công việc, nhưng sẽ tối thiểu là 30 – 70 ngày/năm[2].

* Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được thanh toán tiền chế độ theo công thức sau[3]:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=75%*Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày*

Số ngày nghỉ được hưởng chế độ ốm đau

Ví dụ: Anh K bị tai nạn lao động trong quá trình sửa khuôn tại công xưởng gia công, nên nghỉ 10 ngày để điều trị vết thương. Biết anh K đang đóng BHXH với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Trong thời gian nghỉ, anh K nhận được số tiền chế độ ốm đau như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau: (75% * 8 triệu)/24 ngày*10 ngày = 2 triệu 5

Lưu ý: Số tiền lương đóng BHXH đối với người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc đã đóng BHXH nhưng bị gián đoạn vì tai nạn thì tiền lương để căn cứ tính mức hưởng sẽ là tiền lương đóng BHXH của tháng đầu đó.
2. Mức Bảo hiểm y tế được hưởng

Khi xảy ra tai nạn lao động, cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT miễn phí cho người lao động bị tai nạn đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng. Nếu người lao động suy giảm từ 30% trở xuống và vẫn đi làm bình thường thì người sử dụng lao động sẽ đóng BHYT theo nhóm.

Không phụ thuộc vào người đóng là ai, người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng mức BHYT như sau[4]:

 

Đi khám đúng tuyến[5]

Đi khám trái tuyến[6]

Hưởng 100%– Khám, chữa bệnh tại tuyến xã

– Khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là 223.500VNĐ/1 lần)

– Tham gia BHYT với 5 năm liên tục và số tiền khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8,94 triệu đồng)

Khám, chữa bệnh tại bệnh viên tuyến tỉnh chi trả đối với chi phí điều trị nội trú

– Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện đối với chi phí điều trị nội trú

Mức hưởng khác– Hưởng 95%: người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo

– Hưởng 80%: người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động

– Tại bệnh viện trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú

 

Nhìn chung việc người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc là sự kiện bất ngờ và không ai mong muốn, vì thế để bảo vệ lợi ích của người lao động tối đa, pháp luật đã đặt ra các quy định bổi thường thiệt hại cho người lao động khi tai nạn xảy ra và các mức trợ cấp cho người lao động khi đi thăm khám, chữa bệnh, điều trị hồi phục vết thương.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quyền lợi khi người lao động điều trị vết thương tai nạn lao động bị tái phát

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2.1.(a,b,c,d,đ) và Điều 2.2.(b) Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

[2] Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[3] Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 6.1 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

[4] Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014

[5] Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

[6] Điều 14.3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 22.3 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*