Quy định về trợ cấp thôi việc

Quy định về trợ cấp thôi việc

Quy định về trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền được người sử dụng lao động trả khi họ chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ. Mức tiền trợ cấp sẽ được tính dựa trên mức lương của NLĐ, với số tiền này NLĐ có thể trang trải cuộc sống trong quá trình tìm việc mới.

  1. Các trường hợp NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc [1]:

NSDLĐ phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi:

  • Hợp đồng lao động hết hạn, trừ cán bộ công đoàn được gia hạn hợp đồng khi chưa hết nhiệm kỳ.
  • Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
  • Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.
  • NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp thả tự do[2], tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án.
  • NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS), mất tích hoặc đã chết.
  • NSDLĐ là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, mất tích hoặc đã chết.
  • NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định[3]. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ[4].

Theo đó, người lao động mỗi năm làm việc sẽ được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

* Lưu ý: Các trường hợp sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc đó là khi NLĐ đã đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH[5] và khi NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.[6]

  1. Cách tính trợ cấp thôi việc:

Mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được nhận trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Do đó, mức trợ cấp thôi việc được tính như sau:

Mức trợ cấp thôi việc[7]=½  XTiền lương  để tính trợ cấp thôi việcXThời gian

làm việc tính trợ cấp thôi việc

 

Lưu ý:

–  Tiền lương  để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HLLĐ trước khi người lao động nghỉ việc [8]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.[9]

Trong đó: Số năm làm việc của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; trên 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.[10]

Ví dụ: Vào ngày 01/03/2005, bà T ký HĐLĐ với công ty Kvà từ 01/01/2009 bắt đầu tham gia đóng BHTN. Đến 1/7/2017 vì lý do gia đình nên bà T thỏa thuận với công ty chấm dứt HĐLĐ. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của bà T là 6.000.000 đồng.

– Thời gian làm việc tại công ty K của bà T là: 11 năm 2 tháng.

– Thời gian tham gia BHTN là: 8 năm 6 tháng.

– Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là: 2 năm 8 tháng => Làm tròn theo luật định là 3 năm.

– Mức trợ cấp thôi việc = ½ x 6.000.000 x 3 = 9.000.000 VNĐ

Như vậy, bà T được hưởng mức trợ cấp thôi việc là 9.000.000 VNĐ.

  1. 3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: NSDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ.

–    Trường hợp NSDLĐ không giải quyết chi trả tiền trợ cấp thôi việc theo đúng luật định thì lần đầu, NLĐ có quyền khiếu nại lên đến NSDLĐ để họ xem xét giải quyết đúng hạn.

–    Lần sau, nếu vẫn không có động thái tích cực giải quyết thì NLĐ có quyền khiếu nại lên đến Chánh thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh và xã hội quận huyện nơi NSDLĐ đặt trụ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của  Luật Nghiệp Thành về quy định hưởng trợ cấp thôi việc.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Cập nhật, bổ sung ngày: 26/01/2021

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 46 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 328.5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

[3] Điều 35 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 36 Bộ luật lao động 2019

[5] Điều 169 Bộ luật lao động 2019

[6] Điều 46.1 Bộ luật lao động 2019, Điều 8.1 Nghị định 145/2020

[7] Điều 46 Bộ luật lao động 2019, 8.5 Nghị định 145/2020

[8] Điều 46.3 Bộ luật lao động 2019, Điều 8.5.a Nghị định 145/2020

[9] Điều 8.3.a Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[10] Điều 8.3. c NĐ 145/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*