Quy định về thừa kế doanh nghiệp tư nhân

Quy định về thừa kế doanh nghiệp tư nhân

Quy định về thừa kế doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, khi nào thì xuất hiện việc thừa kế doanh nghiệp tư nhân? Mời Qúy bạn đọc theo dõi bài viết sau của Luật Nghiệp Thành để hiểu rõ hơn các quy định về thừa kế doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư ra để thành lập doanh nghiệp, tự mình làm chủ, tự mình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân gồm việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế; thực hiện nghĩa vụ tài chính khác; tăng hoặc giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp thì gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chính cá nhân đó. Vì thế, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân sẽ được xem xét như một tài sản trong khối di sản thừa kế.

* Tình huống giả định: Năm 1998, anh A kết hôn với chị B và có một đứa con là  C, Ba và Mẹ anh A đã mất. Năm 2018, anh A thành lập doanh nghiệp tư nhân DC. Nay, anh A mất. Hỏi, doanh nghiệp tư nhân DC sẽ được giải quyết như thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân là tài sản của anh A, vì thế khi anh A mất, doanh nghiệp DC sẽ là tài sản trong khối di sản thừa kế. Theo đó, có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Anh A có để lại di chúc thì doanh nghiệp tư nhân sẽ được giải quyết theo di chúc mà anh A để lại.

Bạn đọc tham khảo thêm: Tìm thấy di chúc sau khi chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp 2: Anh A không để lại di chúc thì chia theo pháp luật hay còn gọi là chia theo hàng thừa kế.

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế có ba cấp. Trong đó, cấp thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ. Trong tình huống này, chị B và C thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Do trường hợp này xuất hiện các đồng thừa kế, nhưng bản chất của loại hình doanh nghiệp tư nhân là chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu. Vì thế, nếu xuất hiện nhiều đồng thừa kế thì các đồng thừa kế phải tiến hành thỏa thuận chọn ra một người làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hoặc giải thể doanh nghiệp[1].

Trường hợp 3: Nếu cả chị B và C đều từ chối nhận di sản thừa kế.

Trên thực tiễn, có thể xuất hiện trường hợp này hoặc sẽ không xuất hiện cả người thừa kế thì tài sản là doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về Nhà nước. Theo đó, tài sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà không có người thừa kế nhận phần di sản thì người thừa kế sẽ thuộc về phía Nhà nước. Nhưng Nhà nước không thỏa điều kiện chủ thể sở hữu doanh nghiệp tư nhân.[2] Do vậy Nhà nước sẽ tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân hoặc giải thể.

* Sau khi xác định được người thừa kế cho doanh nghiệp tư nhân, thì chủ sở hữu mới sẽ chuẩn bị hồ sơ để chuyển đổi chủ doanh nghiệp. Theo đó, người thừa kế sẽ chuẩn bị hồ sơ gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở, bao gồm các loại giấy tờ sau[3]:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của người thừa kế;

– Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế đã được công chứng (văn bản thỏa thuận phân chia/ văn bản khai nhận di sản thừa kế);

– Văn bản ủy quyền (nếu có).

Như vậy¸ thừa kế doanh nghiệp tư nhân sẽ xảy ra khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi. Sau khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết sẽ có sự chuyển dịch quyền sở hữu sang người thừa kế, vì thế doanh nghiệp tư nhân tiếp tục hay chấm dứt hoạt động sẽ tùy thuộc vào người thừa kế doanh nghiệp tư nhân quyết định. Tuy nhiên, khi chủ doanh nghiệp chết thì người thừa kế phải lưu ý ba điều:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân sẽ được giải quyết theo di chúc của người chết hay phân chia theo pháp luật – theo hàng thừa kế.

Thứ hai, dù chia theo pháp luật hay theo hàng thừa kế thì cần xác định các đồng thừa kế trong khối di sản thừa kế. Nếu có nhiều hơn một người thừa kế tài sản thì phải tiến hành thỏa thuận.

Thứ ba, nếu không thỏa thuận thành thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc giải thế. Ngược lại nếu thống nhất được chủ doanh nghiệp tư nhân mới thì tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về thừa kế doanh nghiệp tư nhân

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 193.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 622 Bộ luật Dân sự

[3] Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*