Quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân

Quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân

Quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân

Tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân đang là chính sách rất được quan tâm, nhằm giúp đỡ những phạm nhân sau khi ra khỏi tù có thể trở lại xã hội. Chuyên tâm lao động, có cuộc sống ổn định và có suy nghĩ tích cực hơn về bản thân, cộng đồng. Vậy chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/06/2020, về những biện pháp giúp đỡ phạm nhân và cả những đối tượng đã chấp hành xong hình phạt tù sẽ có nội dung cụ thể là gì. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn đọc tìm vấn đề trên.

  1. Vì sao phải giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng

Thứ nhất, con người sinh sống trong xã hội luôn có sự liên kết với nhau và cùng nhau hỗ trợ phát triển. Nhưng đối với những phạm nhân sau thời gian dài cách biệt với xã hội, khi được mãn hạn tù. Tất nhiên sẽ gặp nhiều lúng túng và khó khăn khi phải tiếp xúc với cuộc sống trước đây và cả việc thích ứng với sự phát triển của thế giới bên ngoài.

Thứ hai, khi kết thúc thời hạn giam giữ, phạm nhân đó sẽ được khôi phục lại các quyền được sống tự do, quyền tự do đi lại, quyền có nơi cư trú hợp pháp, quyền lao động để kiếm thêm thu nhập, quyền được sống hạnh phúc, v.v…Tuy nhiên, thực tế nhiều phạm nhân mới ra tù lại không được hưởng các quyền lợi như vậy do cái nhìn tiêu cực của xã hội. Điều đó, sẽ gây ra nhiều vấn đề phát sinh trong tương lai nếu họ không được tôn trọng và không có sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Thứ ba, có các biện pháp cụ thể  đối với những đối tượng như trên sẽ giúp họ được tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng và hơn hết là hạn chế tình trạng “ngựa quen đường cũ”. Mà nguyên nhân là do nhiều vấn đề chi phối, dẫn tới như không tìm được việc làm hay do hạn chế về năng lực cũng như khả năng thích ứng sau nhiều năm. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận của xã hội, gia đình, bạn bè cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ý chí cũng như tâm lý của họ.

  1. Đối tượng

Là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam.

Phạm nhân

Phạm nhân trước khi chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân.

Người chấp hành xong hình phạt tù

+ Người được đặc xá và được tha tù trước thời hạn có điều kiện

+ Người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng

  1. Các biện pháp

Thứ nhất, đối với phạm nhân[1]

– Tư vấn tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân

Phạm nhân sẽ được tổ chức tư vấn tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý trong khoảng hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả nhất trí đặc xá, tha tù trước thời hạn của cơ quan có thẩm quyền.

Quá trình tư vấn tâm lý sẽ giúp các nạn nhân có kiến thức cũng như định hướng và nâng cao khả năng giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi tái hòa nhập cộng đồng. Các nội dung tư vấn sẽ bao gồm :

Document

+ Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội

+ Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;

+ Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

Phạm nhân sẽ được tư vấn riêng hoặc tư vấn nhóm và nếu có nhu cầu về nội dung tư vấn nào, thì phạm nhân có thể đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu.

Hơn thế nữa, khi chuẩn bị hoàn thành hình phạt tù thì phạm nhân sẽ được hỗ trợ các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

– Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm

Phạm nhân sẽ được cơ sở giam giữ tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh đối với từng người. Sau đó, sẽ được định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm sau khi đã liên kết với các Trung tâm dịch vụ việc làm.

Ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong phạt tù, phạm nhân sẽ được đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và được cấp chứng chỉ nghề. Trong đó, ưu tiên đào tạo và nâng cao tay nghề đặc biệt với phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

– Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng

Phạm nhân sẽ được hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

Thứ hai, đối với người chấp hành xong án phạt tù[2]

– Thực hiện thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng

Thông qua truyền thông sẽ nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa tái phạm tội, tái diễn hành vi vi phạm pháp luật.

Việc thông tin, truyền thông sẽ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các trang, cổng thông tin điện tử. Hay qua phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn, giáo dục, v.v…

– Trợ giúp tâm lý và hỗ trợ thủ tục pháp lý

Cũng như với phạm nhân vẫn còn đang chấp hành hình phạt, trợ giúp tâm lý như rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, giải quyết khó khăn cũng được tổ chức thực hiện. Và qua các hình thức như tổ chức tư vấn riêng hoặc nhóm; nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại, v.v…

Hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết như giao kết hợp đồng dân sự, làm thủ tục đề nghị xóa án tích tại Tòa án, đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp và các thủ tục hành chính khác.

– Đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm

Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp[3] sẽ được hỗ trợ tối đa 03 tháng trong miễn, giảm học phí khi tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Và được hưởng chính sách nội trú, chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại cũng được hỗ trợ.

Nếu không thuộc đối tượng của các chính sách trên, UBND cấp tỉnh sẽ xem xét và quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, còn được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, vay vốn tạo việc làm và được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công.

Với người dưới 18 tuổi sẽ được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm và còn được hỗ trợ, can thiệp cũng như có sự bảo vệ kịp thời theo các quy định pháp luật. Ngoài ra, còn được tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí bởi trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn sẽ phải được theo dõi về tình trạng làm việc.

– Các biện pháp hỗ trợ khác

Được giúp đỡ bởi chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, v.v… để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.

Khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Giúp đỡ ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.

Đó là những biện pháp vô cùng tích cực nhằm giúp đỡ phạm nhân cũng như những người chấp hành xong hình phạt tù. Dù được hỗ trợ và vận động hết mức, nhưng những phạm nhân, đặc biệt là người mới ra tù nên có những nỗ lực của bản thân trong việc tái hòa nhập và tích cực học tập, làm việc chăm chỉ. Chỉ như vậy, mới có thể giúp họ khôi phục được sự công nhận của cộng đồng, người thân, bạn bè và hơn hết là có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 5, 6, 7, 8 Nghị định 49/2020

[2] Điều 9, 10, 11, 12 Nghị định 49/2020

[3] Tại các văn bản: Nghị định 86/2015, Quyết định 53/2015, Quyết định 46/2015

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*