Quy định về công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh

Quy định về công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh

Quy định về công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh

Thống kê về dịch Covid-19 tính đến thời điểm ngày 07/4/2020, đã có 208 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi virus này. Cả thế giới hiện nay có hơn 1,3 triệu ca nhiễm bệnh[1], các quốc gia trên thế giới đang vô cùng nỗ lực phòng, chống lại sự lây lan do virus này. Ngày 31/1/2020, WHO[2] đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh Covid-19. Tuyên bố trên đã thúc đẩy sự ứng phó của các quốc gia và nhận thức rõ sự nguy hiểm do virus này gây ra. Nhiều quốc gia đã và đang thực hiện việc công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì sự lây nhiễm đang ở mức báo động. Tại Việt Nam, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách quyết liệt từ rất sớm và đang trong quá trình cách ly xã hội trên toàn quốc. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa thực hiện việc ban bố, bởi vì dịch bệnh tại nước ta vẫn đang trong giai đoạn kiểm soát. Vậy, trước nhiều nguồn thông tin, hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc về việc ban bố tình trạng khẩn cấp này? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên.

  1. Tình hình hiện nay

Thực tế, việc công bố tình trạng khẩn cấp của WHO vào cuối tháng 1 năm nay, giúp góp phần đẩy nhanh sự phản ứng của Chính phủ và các tổ chức trên thế giới. Ngoài ra, việc ban bố sẽ giúp hỗ trợ các nước có nền y tế còn kém phát triển. Khuyến khích và tăng tốc quá trình nghiên cứu, phát triển vắc-xin, thuốc điều trị,…Giúp nâng cao nhận thức của người dân nhằm tuân thủ các quy định và tuân theo các khuyến cáo về y tế. Tránh sự nhận thức nhầm lẫn, cản trở quá trình phòng, chống dịch bệnh.[3]

Tính đến ngày 07/4/2020, các quốc gia như Mỹ, Australia, Thụy Sĩ, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, v.v… đã thực hiện việc ban bố tình trạng khẩn cấp.

Cụ thể Mỹ đã thực hiện công bố vào ngày 13/3, hiện đang là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Ngày 31/3 Indonesia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Nhật Bản, việc ban bố khẩn cấp bắt đầu từ ngày 07/4 đối với 7 tỉnh thành có tình hình nhiễm bệnh đang tăng cao, v.v…

Sau khi công bố tình trạng khẩn cấp, các quốc gia trên đã tiến hành tung ra các gói kích thích kinh tế, cung cấp viện trợ, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Quy định về thực hiện đóng cửa trường học, hạn chế đi lại, phong tỏa, cách ly, v.v…nhằm giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh, góp phần hỗ trợ, giảm áp lực hệ thống y tế.

Tại Việt Nam, hiện nay dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát mặc dù tình hình khá phức tạp. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, tính đến chiều ngày 07/4/2020, đã có 106  bệnh nhân phục hồi. Và hàng chục ngàn người đã hoàn thành thời gian cách ly và có kết quả âm tính[4]. Nhà nước đang thực hiện rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Và đại đa số người dân đều cố gắng hạn chế đi lại, tuân thủ theo khuyến cáo và thực hiện nghiêm chỉnh.

  1. Quy định pháp luật về ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch

Tại quy định của pháp luật về Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm có nội dung như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc[5]

Việc ban bố được thực hiện theo hai nguyên tắc sau:

– Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;

Vậy việc ban bố là bắt buộc nếu dịch bệnh lây lan và là mối đe dọa nghiêm trọng.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

Thứ hai, người có thẩm quyền ban bố đó là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thực hiện theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng là người có thẩm quyền ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.[6]

Thứ ba, nội dung của ban bố tình trạng khẩn cấp bao gồm:[7]

– Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp;

– Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp;

– Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp;

– Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp không phải trên toàn phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà có thể ban bố tại những khu vực có dịch lây lan mạnh và nguy hiểm. Do vậy, nội dung sẽ có liệt kê địa bàn được ban bố tình trạng khẩn cấp.

Như tại Nhật Bản từ ngày 07/4/2020 đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại 7 tỉnh thành tại như Tokyo, Kanagaw, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka.

Thứ tư, về việc đưa tin[8]

– Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn của ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

– Người dân sẽ được đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch.

– Việc ban bố sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam https://ncov.moh.gov.vn/

[2] Tổ chức Y tế thế giới

[3] Thông tin Báo Tuổi trẻ ngày 31/1

[4] Thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam https://ncov.moh.gov.vn/

[5] Điều 42.1 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

[6] Điều 42.2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

[7] Điều 43 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

[8] Điều 45 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

 

 

 

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*