Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH

Đầu năm 2022, Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội của Chính phủ vừa chính thức có hiệu lực thay thế cho Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung và tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Trong đó có những lỗi vi phạm chưa từng được quy định trong Nghị định cũ. Doanh nghiệp hãy cùng Luật Nghiệp Thành cập nhật những lỗi vi phạm mới trong lĩnh vực lao động, BHXH được quy định tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP qua bài viết sau.

STTLỗi vi phạmMức phạt (triệu đồng)
1Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự15 – 30 triệu[1]
2Buộc người lao động thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho doanh nghiệp50 – 75 triệu[2]
3Không thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ1 – 3 triệu[3]
4Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương nhưng sai quy định5 – 10 triệu[4]
5Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam hoặc sa thải khi chưa có kết quả điều tra, kết quả kết luận.20 – 40 triệu[5]
6Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới5 – 10 triệu[6]
7Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên10 – 20 triệu[7]
8Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự50 – 75 triệu[8]
9Tuyển người vào tập nghề với thời hạn quá 03 tháng50 – 75 triệu[9]

Như vậy, để bảo vệ nhiều hơn nữa quyền lợi của người lao động tại nơi làm việc, Nghị định 12/2022/NĐ-CP chính thức bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt mới đối với doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều quy định bảo vệ tối đa quyền lợi của lao động nữ và mức xử phạt có thể lên đến 75 triệu đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, Chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tiến Thành

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 11.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[2] Điều 11.4 (b) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 12.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 17.1 (d) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 19.3 (đ) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[6] Điều 28.1 (a) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 28.2 (l) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[8] Điều 30.4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[9] Điều 14.2 (c) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*