Quy định cổ phần ưu đãi
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Theo đó, cổ phần gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Thông qua bài viết sau, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn các quy định về loại cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần.
Ngoài cổ phần phổ thì công ty cổ phần sẽ có các loại cổ phần ưu đãi sau:[1] Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Từng loại cổ phần ưu đãi sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi sẽ có sự khác biệt nhất định. theo đó:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết[1] | Cổ phần ưu đãi hoàn lại[2] | Cổ phần ưu đãi cổ tức[3] | |
Chủ thể nắm giữ | Tổ chức được Chính phủ ủy quyền[4]; Cổ đông sáng lập. | Người được quyền mua và nắm giữ sẽ do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định | |
Quyền lợi | Số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phần phổ thông | Cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của của người sở hữu hoặc theo điều kiện được ghi tại cổ phiếu | Cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm |
Quyền | – Tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương thức trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền; | – Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty sau khi đã thanh toán nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại; | |
– Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; – Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận lại phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sổ hữu cổ phần; | – Được nhận phần cổ tức cố định và cổ tức thưởng; | ||
Không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.[5] | Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 2 trường hợp;[6] Bạn đọc tham khảo: Các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty sẽ phát hành cổ phần mới đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại. | ||
– Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần; – Xem xét, tra cứu và trích lục: Các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác Điều lệ công ty, biên bản họp và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (có thể sao chụp) | |||
Lưu ý: Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ đông sáng lập là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngược lại, nếu tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì thời hạn và quyền sẽ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông[7]. |
Như vậy, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức có những quyền của cổ đông phổ thông, được tự do chuyển nhượng nhưng không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Quy định này cho thấy việc hạn chế tối đa việc can thiệp sâu của hai loại cổ phần này vào hoạt động nội bộ của công ty, những vấn đề quan trọng của công ty nhằm góp phần ngăn chặn việc đối thủ nắm giữ, biết các thông tin và có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của công ty. Ngược lại, đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ đông cần lưu ý vào thời hạn ưu đãi chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm đối với cổ đông sáng lập và theo quy định của Điều lệ công ty đối với tổ chức được Chính phủ ủy quyền. Quy định này cho thấy quyền biểu quyết, quyết định các công việc, hoạt động của công ty không nằm trong tay của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà quyền quyết định tuyết đối thuộc về Đại hội đồng cổ dông, tập thể các thành viên trong Hội đồng quản trị.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định cổ phần ưu đãi ”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 114.2 Luật Doanh nghiệp 2020
[1] Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020
[2] Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020
[3] Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020
[4] là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
[5] Điều 116.3 Luật Doanh nghiệp 2020
[6] Điều 117.2, Điều 118.2, Điều 115.1.(d) Luật Doanh nghiệp 2020
[7] Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP