Phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh

Phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh

Phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh

Hiện nay, trình trạng cháy, nổ thường xuyên xảy ra ở nhiều nhà ở khu vực TP.HCM. Do đó, tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy là điều rất quan trọng để hạn chế các nguy cơ cháy, nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy để giảm tối đa thiệt hại. Trong đó, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất cũng là một trong những đối tượng cần phải tuân theo các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy vì đây là nơi có chứa đựng nhiều loại hàng hóa nên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn một số quy định chung về phòng cháy, chữa cháy đối với mô hình nhà ở này.

Nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất là gì?[1]

Nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất là nhà ở riêng lẻ có sẵn, dùng để ở và để làm nơi sản xuất, kinh doanh gồm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ hoặc để làm công trình phụ trợ phục vụ kinh doanh, sản xuất như là kho tàng, thu mua phế liệu….

Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất

Việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy gồm nhiều quy định khác nhau như là Quy định về lối thoát nạn; an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện; an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; an toàn trong sắp xếp hàng hóa; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

1.Quy định về lối thoát nạn[2]

Các yêu cầu đối với lối thoát nạn trong thiết kế nhà và công trình là những yêu cầu cực kỳ quan trọng, nhằm giúp con người thoát nạn an toàn khi xảy ra các tình huống nguy hiểm, trong đó có cháy, nổ. Do đó, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất cần phải bố trí lối thoát nạn phù hợp với quy định để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tài sản và con người như đảm bảo chiều rộng, chiều cao tối thiểu theo quy định, có lối đi thông thoáng, có vách ngăn, …

Xem chi tiết tại bài viết Lối thoát nạn cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh

2.Quy định an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện[3]

Document

An toàn trong lắp đặt, sử dụng điện là yếu tố quan trọng để ngăn chặn các tác động có hại cho con người, tài sản từ nguồn điện nếu xảy ra sự cố chập cháy. Điện giật, chập, cháy điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người do đó cần phải thiết kế hệ thống điện tuân theo Quy chuẩn, sử dụng các thiết bị điện an toàn cháy, nổ, có hệ thống tự ngắt nguồn điện khi xảy ra sự cố,…

Xem chi tiết tại bài viết Lắp đặt, sử dụng điện cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.

3.Quy định an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt[4]

Nguồn lửa, nguồn nhiệt như là sử dụng bếp gas, thắp hương,.. thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ cháy, nổ. Do đó, cần phải bố trí bếp gas hay nơi thờ cúng cách xa các vật liệu dễ cháy, nổ như xăng dầu. Bên cạnh đó cần thiết kế vách, trần nhà bằng các vật liệu khó cháy để đảm bảo an toàn tránh nguy cơ cháy, nổ.

Xem chi tiết tại bài tiết Quản lý nguồn nhiệt cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh.

4.Quy định an toàn trong sắp xếp hàng hóa[5]

Việc sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, tránh lối thoát nạn, tránh nguồn điện, thiết bị điện, nguồn nhiệt, các vật liệu dễ cháy nổ cũng sẽ góp phần đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại cho hàng hóa khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Xem chi tiết tại bài viết Sắp xếp hàng hóa cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.

5.Quy định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy[6]

Một khi có cháy, nổ thì có các phương tiện phòng cháy, chữa cháy chính là giải pháp nhanh nhất để ngăn chặn đám cháy, cứu người và tài sản. Do đó, chủ sở hữu nhà cần phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định như mặt nạ lọc độc, dây tự cứu, thang dây, dụng cụ phá dỡ thông thường, chăn chiên, dụng cụ chứa nước,…

Xem chi tiết tại bài viết Phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, việc lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo phải thực hiện theo đúng quy định về quảng cáo, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.[7]

Hơn nữa, chủ hộ kinh doanh, cá nhân còn phải thực hiện một số biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ[8] trong suốt quá trình hoạt động.

Bạn đọc tham khảo thêm các bài viết Quy định phòng cháy chữa cháy cho hộ kinh doanh

Phòng cháy, chữa cháy đối với hộ kinh doanh nhà nghỉ

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.2 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[2] Điều 7.1 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[3] Điều 7.2 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[4] Điều 7.3 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[5] Điều 7.4 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[6] Điều 7.6 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

[7] Quy chuẩn QCVN 17: 2018/BXD.

[8] Điều 6.1.a,b,c,d Quyết định 16/2021/QĐ-UBND

Document

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*