Phí bảo trì căn hộ chung cư từ năm 2021

Phí bảo trì căn hộ chung cư từ năm 2021

Phí bảo trì căn hộ chung cư từ năm 2021

Sở hữu một căn hộ chung cư giữa lòng thành phố là một điều lý tưởng, tuy nhiên quay quanh vấn đề pháp lý về vấn đề quyền sở hữu chung vẫn đang còn nhiều luồng tranh cãi. Đặc biệt, một trong những tranh chấp xảy ra nhiều nhất là phí bảo trì căn hộ chung cư. Vậy cần lưu ý vấn đề này như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu nhé!

Nguồn: Internet

Thứ nhất, khi mua hoặc thuê mua căn hộ đều phải nộp phí bảo trì tại thời điểm bàn giao căn hộ được mua, thuê mua.[1]

Để nhận được căn hộ của mình, bạn cần phải làm hai bước[2]:

– Bước 1: Chuyển khoản phí bảo trì vào tài khoản được ghi trong hợp đồng mua, thuê mua căn hộ.

– Bước 2: Sao gửi giấy xác nhận đã đóng kinh phí bảo trì cho chủ đầu tư.

Thứ hai, phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ (không bao gồm thuế) và điều này được quy định rõ trong hợp đồng mua, thuê mua căn hộ.[3] Như vậy, ngoài số tiền mua căn hộ, bạn cần chi thêm 2% số tiền đã mua căn hộ để nộp kinh phí bảo trì chung cư.

Lưu ý: Phí bảo trì chung cư được thu là phí bảo trì cho các tài sản sở hữu chung (thang máy, sân thượng, hành lang,…), không bao gồm phí sửa chữa riêng cho từng căn hộ.

Document

Chung cư có nhiều người sở hữu chung, vì vậy việc bảo trì chung cư nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng xuống cấp trầm trọng, giảm thiểu tình trạng thiệt hại người và tài sản. Chính vì vậy, phí bảo trì cần được quan tâm và chú trọng.[4] Việc thu phí bảo trì trước khi nhận bàn giao căn hộ góp phần “bảo hiểm” chỗ ở của chính bản thân mình, hơn thế nữa, việc thu phí bảo trì ngay từ lúc đầu giảm thiểu các nguy cơ thất thoát tiền phí chung của mọi người (nếu chia từng đợt nhỏ để thu phí, BQT có trách nhiệm thu hàng trăm hộ dân mỗi tháng/quý, gây ra nhiều vướng mắc trong số tiền thu về).

Thứ ba, thông thường phí bảo trì do chủ đầu tư chung cư thu hộ và tạm thời quản lý trong thời gian thành lập Ban quản trị chung cư.[5]

Trước đây, tranh chấp xảy ra chủ yếu về vấn đề chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị chung cư, dẫn đến trì trệ trong việc sửa chữa, tu sửa cơ sở vật chất trong hệ thống nhà ở chung cư.

Hiện nay, với quy định mới được ban hành tháng 3 năm 2021, quy định rõ về khoản tiền phí bảo trì chủ đầu tư thu hộ được quản lý như thế nào, cụ thể:

– Yêu cầu chủ đầu tư lập một tài khoản ngân hàng tại khu vực xây dựng chung cư với tên tài khoản là “Tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư”.[6]

– Ban quản trị khi muốn lấy phí bảo trì từ nhà đầu tư, cần lập văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì căn hộ.[7]

Như vậy, trước mắt đối với quy định này, dòng tiền kinh phí bảo trì căn hộ sẽ đến một tài khoản chủ đích, không như trước đây, trải qua nhiều người, dẫn đến thất thoát trong quá trình bàn giao giữa Ban quản trị và nhà đầu tư chung cư.

Bạn đọc tham khảo Được phép phát triển căn hộ chung cư 25m2

Bạn đọc tham khảo Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu sơn chống thấm nhà chung cư cao tầng

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phí bảo trì căn hộ chung cư năm 2021”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 91(2) Luật nhà ở 2014

[2] Điều 1(6) Nghị định 30/2021/NĐ-CP

[3] Điều 108(1)(a) Luật nhà ở 2014

[4] https://laodong.vn/bat-dong-san/mot-so-giai-dap-ve-kinh-phi-bao-tri-chung-cu-898567.ldo

[5] Điều 1(6) Nghị định 30/2021/NĐ-CP

[6] Điều 1(6) Nghị định 30/2021/NĐ-CP

[7] Điều 1(6) Nghị định 30/2021/NĐ-CP

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*