Phạt nguội là gì? Quy trình diễn ra thế nào?

Phạt nguội là gì? Quy trình diễn ra thế nào?

Phạt nguội là gì? Quy trình diễn ra thế nào?

Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã được triển khai từ lâu, điều này đã mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý an toàn giao thông, nhất là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số người dân chưa nắm rõ cách thức cũng như quy trình phạt nguội này. Bài viết sau đây của Luật Nghiệp Thành sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông đã vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định, được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử lý ngay được.

Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.

2. Phạt nguội diễn ra thế nào?[1]

Bước 1: Phát hiện vi phạm

Cảnh sát giao thông (CSGT) ghi hình các xe vi phạm trên đường. Bên cạnh đó, CSGT cũng sẽ phát hiện các xe vi phạm qua hệ thống giám sát tự động dựa vào camera và máy đo tốc độ.

Bước 2: Kiểm tra, phân tích, xác định vi phạm

Hình ảnh được chuyển cho bộ phận trích xuất hình ảnh, trích xuất các trường hợp vi phạm. Mỗi trường hợp vi phạm phải đảm bảo đủ 04 yếu tố gồm: địa điểm, thời gian vi phạm, lỗi vi phạm và biển số xe.

Sau đó in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.

Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Document

Bước 3: Thông báo cho người điều khiển phương tiện vi phạm

CSGT in thông báo vi phạm thể hiện đầy đủ nội dung vi phạm gửi thông báo đến chủ phương tiện đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Bước 4: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm

Theo quy định trước đây, khi bị phạt nguội, người vi phạm sẽ nhận được thông báo mời đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm. Và người bị phạt nguội buộc phải quay trở lại nơi vi phạm để giải quyết.

Căn cứ vào tình hình thực tế của người dân, pháp luật cho phép nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm, thì cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm sẽ gửi thông báo yêu cầu người vi phạm đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc[2].

Khi người vi phạm đến làm việc thì Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông theo quy định.

Theo quy định cũ, quá thời hạn 15 ngày làm việc mà người vi phạm không đến Cơ quan công an nơi xảy ra vi phạm để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử lý sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm. Tuy nhiên, theo quy định mới thì thời hạn này sẽ tăng lên 20 ngày (kể cả ngày nghỉ)[3].

Sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện không đến làm việc. CSGT sẽ gửi thông báo đến Công an xã, phường nơi chủ phương tiện cư trú đồng thời phối hợp với cơ quan đăng kiểm để cảnh báo phương tiện vi phạm trên Chương trình quản lý kiểm định.

Khi chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện đến cơ quan CSGT làm việc cần mang theo các loại giấy tờ có liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện. CSGT sẽ cung cấp hình ảnh phương tiện vi phạm.

Bước 5: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ

Sau khi người vi phạm đã giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết; đồng thời, cập nhật thông tin đã xử phạt vào phần mềm trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm.

3. Các hình thức nộp phạt

Hiện nay, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt thông qua các hình thức sau[4]:

– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản (có ghi trong quyết định xử phạt).

– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

– Nộp phạt trực tiếp cho cho chiến sĩ Cảnh sát giao thông.

– Nộp tiền phạt qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

Bạn đọc tham khảo: Kiểm tra phạt nguội giao thông

Bạn đọc tham khảo: Cách nộp tiền phạt giao thông trực tuyến

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phạt nguội là gì? Quy trình diễn ra thế nào?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT; Điều 19.3.(b), Điều 25.1.(b) Thông tư 65/2020/TT-BCA

[2] Điều 4.2 Thông tư 15/2022/TT-BCA

[3] Điều 4.2 Thông tư 15/2022/TT-BCA

[4] Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*