Phán quyết của Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên hủy không?

Phán quyết của Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên hủy không?

Phán quyết của Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên hủy không?

Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều Doanh nghiệp thỏa thuận và được sử dụng phổ biến trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Vì những đặc điểm như thủ tục đơn giản, chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không phải trải qua nhiều cấp xét xử như Tòa án, nên được xem là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một khi phán quyết của Trọng tài có hiệu lực thì Tòa án có thể tuyên bố hủy bỏ không? Tại đây Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Phán quyết của Trọng tài là gì?

Phán quyết của Trọng tài là quyết định cuối cùng cho thấy hướng giải quyết của Hội đồng trọng tài về toàn bộ nội dung tranh chấp, được biểu quyết theo nguyên tắc đa số hoặc lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết Trọng tài ra đời đánh dấu sự chấm dứt tố tụng trọng tài.

Hiệu lực của phán quyết trọng tài:

Có hiệu lực từ ngày ban hành và không được bất kỳ một cấp hay cơ quan xét xử nào xem xét lại trừ trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy theo quy định của pháp luật.

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài: [1]

– Thực hiện không đúng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 về thành phần hội đồng và quy tắc tố tụng. Sau khi phát hiện thì Trung tâm Trọng tài không thể hoặc không muốn khắc phục theo yêu cầu của Tòa án;

Document

Ví dụ: Các bên thỏa thuận khi tranh chấp xảy ra sẽ dùng phương thức Trọng tài thương mại do 4 Trọng tài viên tiến hành và áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Tuy nhiên, tại thời điểm giải quyết phía Trung tâm Trọng tài được tiến hành bởi 2 Trọng tài viên và áp dụng pháp luật Singapore để thay thế. Mặc dù một trong các bên đã phản đối nhưng Trung tâm trọng tài vẫn tiếp tục thực hiện. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục trọng tài.

– Phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam.

Các bên không thỏa thuận hoặc không đồng ý lựa chọn trọng tài;

– Thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi: Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết; người xác lập không có thẩm quyền (không phải là người đại diện pháp luật, người ủy quyền hoặc người ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi) hoặc không có năng lực hành vi dân sự [2]; người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi khi xác lập; thỏa thuận không bằng văn bản; một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép xác lập; thỏa thuận vi phạm điều cấm;

– Thỏa thuận không thể thực hiện gồm: hai bên đã lựa chọn Trung tâm Trọng tài và Trọng tài viên cụ thể nhưng đến khi xảy ra tranh chấp thì Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động, Trọng tài viên từ chối hoặc vì lý do bất khả kháng mà không thể tham gia nhưng không thể tiến hành lựa chọn thay thế; hai bên lựa chọn Quy tắc tố tụng trái với Trung tâm Trọng tâm chỉ định nhưng không thể thay thế quy tắc khác.

– Chứng cứ do các bên cung cấp có tính giả mạo hoặc phía Trọng tài viên có hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết [3];

 

Thực tế cho thấy phán quyết của Trọng tài thường bị tuyên hủy với lý do phán quyết trái với nguyên tắc pháp luật Việt Nam hoặc không thực hiện đúng thủ tục tố tụng và thỏa thuận các bên. Lý do là “phạm vi của hai căn cứ tương đối quá rộng do đó khi giải quyết Hội đồng Trọng tài rất dễ vi phạm” [4], chỉ cần mắc lỗi nhỏ hoặc không chú ý đến sự thỏa thuận của các bên cũng khiến Phán quyết Trọng tài bị tuyên hủy. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc việc lựa chọn phương thức giải quyết, pháp luật áp dụng cũng như những điều khoản khi các bên xảy ra tranh chấp, xác định càng rõ ràng thì vướng mắc về sau, và các vấn đề vi phạm vào căn cứ bị Tòa án tuyên hủy sẽ càng thấp.

 

Như vậy, dù phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng Trọng tài nhưng nếu Phán quyết trọng tài đã vi phạm một trong những căn cứ theo quy định của pháp luật thì một trong các bên có quyền nộp yên cầu Tòa án tuyên hủy phán quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phán quyết của Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên hủy không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 68.2 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

[2] Điều 21, 22, 24 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 14.2.(d) Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP

[4] TS. Vũ Thị Hồng Vân, Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy phán quyết trọng tài thương mại và một số giải pháp khắc phục, Tạp chí Nghề Luật, số tháng 05/2016, Tr 72-77

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*