Phần II – Những hành vi tàn phá môi trường nước của con người

Phần II – Những hành vi tàn phá môi trường nước của con người

Phần II – Những hành vi tàn phá môi trường nước của con người

Nhiều nhà nguyên cứu khoa học cho rằng nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long là do sự va chạm của thiên thạch, nhưng cũng có một số học giả lại cho rằng là do núi lửa. Và cũng không thể phủ nhận con người đã xuất hiện trên các hòn đảo và săn bắt loài khủng long, chiếm dụng không gian của loài vật này. Thiên nhiên dường như đã ‘cảm thấy’ chúng ta là nguồn ‘nhân bản tốt’ (như Adam và Eva), nên đã sử dụng nguồn lực của mình, chuyển đổi hệ sinh thái – môi trường sống giữa loài người và loài khủng long?

Liệu rằng thiên nhiên có lặp lại hành động này nữa hay không, khi mà những loài ký sinh, chuột và gián dường như sống tốt ở ‘môi trường hiện tại’ hơn loài người? Không thể chối bỏ thực tại rằng, chuột, gián và ký sinh trùng hiện giờ sống tốt hơn nhiều so với con người tại môi trường hiện tại.

Liệu rằng thiên nhiên sẽ xóa sạch loài người và dành môi trường sống cho chuột, gián và ký sinh trùng hay không?

Không ai đoán được! Tuy nhiên, những số liệu thực tế đã chứng minh, loài chuột, gián và ký sinh trùng đang sống tốt hơn chúng ta tại thời điểm hiện tại. Khi mức ô nhiêm môi trường nước không có dấu hiệu giảm.

Trung Quốc, đất nước tỷ dân, là nước có dân số lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại[1] đang đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng nhất thế giới về các chỉ số an toàn thành phần trong không khí và nguồn nước.

Trước tình hình dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã đóng cửa nhưng Trung Quốc lại xuất hiện đám mây độc hại ảm đảm trên tầng các nhà máy công nghiệp[2]. Vào năm 2015, trước tình hình báo động về sự thiếu hụt nguồn nước có thể uống được, Bộ trưởng Bộ Môi trường Trung Quốc đã yêu cầu các chính quyền tỉnh phải đưa ra các chỉ tiêu xử lý nước để có thể sử dụng được trong vòng 7 năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, theo phân tích, hơn 35 tỉnh đã không tuân thủ và tiếp tục gây tình trạng ô nhiễm đáng kể.[3]

Ngày 26/6/2016, hàng loạt cá chết nổi lềnh bềnh trên dòng sông Tần Hoài (một nhánh sông Tô Lịch) cho thấy thành phần độc hại trong nguồn nước đã khiến những sinh vật nước chết (tương tự con người sẽ chết vì môi tường có quá nhiều thành phần độc hại). Được biết, sông Dương Tử là nguồn sông nuôi sống 140 triệu người dân và chiếm 1/3 GDP của nước này.

Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng ‘vớt vát’ môi trường sống của họ nhưng dường như không mấy hiệu quả, khi mà mỗi một cá nhân đều đang không ý thức được hành vi của mình.

Tình trạng ô nhiêm xuất phát từ những ngành công nghiệp. Trung Quốc có hơn 10 cảng hàng hải lớn nhất thế giới, và hầu hết các cảng biển đều ô nhiễm nghiêm trọng khi lượng hàng hóa và chất thải quá tải vượt mức chịu đựng của biển. Theo báo cáo Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (NRDC), việc đốt nhiên liệu và thải ra môi trường của tàu biển có độ lưu huỳnh gấp 100 lần đến 3000 lần so với việc sử dụng diesel cho động cơ ô tô, xe máy. Hoặc như, thời trang không ai không biết đến mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng lại rẻ từ các nhà máy Quảng Châu, Trung Quốc.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Sự phát triển ngành công nghiệp của nước này là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước. Nhưng nguyên nhân chính và cốt yếu là hành vi ‘không hiểu sự đời’ của nhân dân nước này. Cố tình trốn tránh xử lý rác thải, sản xuất các sản phẩm có thành phần độc hại cho môi trường (nhựa, platics,…) một cách tràn lan và không tái chế. Lợi ích của đồng tiền kiếm được, họ cứ cho rằng thực sự lớn hơn những việc bảo vệ nguồn sống của chúng ta. Có phải vậy không? Tiền, chỉ là ‘thứ gì đó’ được tạo ra bởi con người và nó chỉ có giá trị trao đổi, không có ý nghĩa gì hơn. Nguồn nước, là sự sống, nguồn sống của một con người nói riêng và tất cả loài người nói chung. Khi mới bắt đầu hình thành, ta nằm trong bụng mẹ được nguồn nước ối cung cấp dinh dưỡng, khi sinh ra, ta được uống sữa mẹ, và kể cả khi bệnh tật, thứ duy trì mạng sống là nước muối biển truyền vào cơ thể. Nước bao trùm con người ta như bao trùm quả địa cầu chúng ta sống.

Con người vì lợi ích làm giàu trước mắt mà đánh đổi sự sống của con cháu sau này!

Ấn Độ, đất nước có dân số đứng thứ 2 thế giới, và là đất nước cuồng tín và đạo giáo đáng kể. Được cho là đang gánh chịu sự diệt chủng do thần linh ‘trừng phạt’ họ do những hành động họ gây ra trong quá khứ. Sự phát triển quá nhanh, không đồng đều giữa các ‘giai cấp’ và quá đột ngột có phải là nguyên nhân các thần linh nổi dậy hay không?

Ảnh: tapchimatran.vn

Không ai nói được điều này. Nhưng có thể thấy rằng, giới siêu giàu của Ấn Độ (Ấn Độ là nước có nhiều tỷ phú đứng thứ 3 thế giới)[4] không mấy bị ảnh hưởng, bởi vì nguồn kinh tế của nước này tập trung chủ yếu vào tay các giới siêu giàu. Sự thiệt hại chỉ có người dân ‘ổ chuột’ hứng chịu tất cả khi họ không đủ điều kiện vật chất để đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe.

Thay vì cố gắng cải thiện môi trường sống, họ lại làm điều này bằng cách cầu nguyện, một sự giảm thiểu đau đớn trên tinh thần. Đơn cử gây nhiều hoang mang trong mùa đại dịch Covid 19, hàng chục nghìn dân Ấn Độ tập kết tắm trên sông Hằng (dòng sông mẹ của Ấn Độ và là dòng sông thiêng liêng của nước này) để phù hộ họ tránh khỏi kiếp nạn diệt chủng này.[5] Tuy nhiên, không lâu sau đó, họ lại vứt toàn bộ ‘tượng thần’ xuống dòng sông này khi không thấy số người thân của mình mất đi không thuyên giảm.[6]

Ảnh: danviet.vn

Trước sự khủng hoảng về việc ‘lọc’ dân số như vậy, chính phủ Ấn Độ lại không đưa ra các biện pháp thích hợp, và dường như các biện pháp không phù hợp với những người dân bị thiếu trình độ giáo dục (do chính nước này lãng quên).

Đức tin cũng không thể nào giúp ta vượt qua khỏi sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, khi mà hành động của con người vượt qua mức giới hạn.

Đối với niềm tin, khi mọi việc xảy ra, con người lại cầu nguyện thay vì hành động ‘vớt vát’. Đối với hành động, sự ‘vớt vát’ không làm con người tin vào sự quả báo và sự tốt đẹp mẹ thiên nhiên sẽ ‘nương tay’ trừng trị chúng ta.

Liệu rằng chúng ta có bị xóa sổ khỏi trái đất như những loài khủng long hơn 60 triệu năm về trước hay không?

 

 

 

[1] Hơn 1,4 tỷ dân, 11/6/2021

[2]Môi trường ‘ảm đạm’ của Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại khi lượng khí thải CO2 tăng vọt

, xem < https://ipdefenseforum.com/vi/2021/01/moi-truong-am-dam-cua-trung-quoc-lam-day-len-moi-lo-ngai-khi-luong-khi-thai-co2-tang-vot/> < https://ipdefenseforum.com/vi/2021/01/moi-truong-am-dam-cua-trung-quoc-lam-day-len-moi-lo-ngai-khi-luong-khi-thai-co2-tang-vot/

[3] Deng Tingting, In China, the water you drink is as dangerous as the air you breathe, xem < https://www.theguardian.com/global-development-professionals-network/2017/jun/02/china-water-dangerous-pollution-greenpeace>

 

[4] Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú trong năm 2020, xem https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/an-do-co-them-40-ty-phu-trong-nam-2020-575647.html

[5] 26.000 người Ấn tắm sông trong ngày cuối lễ hội, xem https://vnexpress.net/26-000-nguoi-an-tam-song-trong-ngay-cuoi-le-hoi-4270417.html

[6] Thực hư chuyện người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng thần do không chữa được Covid-19, xem https://danviet.vn/thuc-hu-chuyen-nguoi-dan-an-do-vut-bo-tuong-than-do-khong-chua-duoc-covid-19-20210521232259227.htm

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Môi Trường

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*