Phân chia đất hộ gia đình đối với người trong hộ

Phân chia đất hộ gia đình đối với người trong hộ

Phân chia đất hộ gia đình đối với người trong hộ

Trên cơ sở Luật Đất đai được sửa đổi, cũng như dựa trên Bản dự thảo sửa đổi Luật đai đất. Thì hầu như các quy định về đất của hộ gia đình (HGĐ) đều được giữ nguyên. Tuy nhiên, các quy định về đất của hộ gia đình vẫn còn nhiều bất cập và mâu thuẫn, vì thế việc không được đề cập sửa đổi là vấn đề cần phải xem xét. Vì trong 9 năm qua các văn bản pháp luật ban hành về đất của hộ gia đình vẫn chưa đảm bảo tốt vai trò trong việc hỗ trợ và phát triển người dân hiểu và nắm bắt các quy định về đất HGĐ, gây ra nhiều tranh chấp trong hộ gia đình.

Thực tế, các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất HGĐ là sự phân chia quyền sử dụng đất HGĐ của từng thành viên trong hộ, thường là sự phân chia là bình đẳng không phân biệt công sức đóng góp của cá nhân nên gây ra khá nhiều tranh chấp về vấn đề này.

Qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành mong muốn người đọc có cái nhìn dễ dàng hơn và nắm rõ hơn về đất của mình hay đất của hộ gia đình. Và giải quyết các vấn đề xoay quanh nó.

1. Đất hộ gia đình là gì?

Đất HGĐ là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, người đang sống chung và có quyền sử dụng chung tại thời điểm khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất[1].

Như vậy, đất được xem là đất HGĐ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện:

Thứ nhất, các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi). Từ đây, các quy định pháp luật khác quy định cụ thể một số giấy tờ thường dùng như là giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy tờ xác nhận là con nuôi/cha mẹ nuôi/người giám hộ…hợp pháp (quan hệ nuôi dưỡng).

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp như có người không còn giấy tờ về khai sinh (do đã làm từ rất lâu, hiện không còn lưu trữ tại cơ quan Nhà nước), hoặc có thành viên có tên trên sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm cấp Nhà nước giao đất nhưng sau đó thành viên này đi nước ngoài hay thất lạc… hoặc trường hợp không tiến hành đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987 thì quan hệ vợ chồng không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nhưng vẫn được xem là vợ chồng. Thì khi có đất trong thời điểm là vợ chồng thì sổ đỏ HGĐ vẫn để cả tên vợ và chồng.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ngoài ra, trường hợp các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ nuôi dưỡng hợp pháp cũng chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các tiêu chí để xác định, nên thực tế có rất nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng này (ví dụ như dì về ở với cháu để cháu chăm lo, nuôi dưỡng thì tại thời điểm Nhà nước giao đất, dì có được coi là một thành viên của hộ gia đình sử dụng đất không, có tiêu chí nào xác định điều đó…)

Thứ hai, những người đang sống chung tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hay chuyển quyền sử dụng đất. Được ghi tên trong Quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hay chuyển quyền sử dụng đất HGD do Nhà nước ban hành.

Thứ ba, người có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hay chuyển quyền sử dụng đất. Đây là được xem là một tiêu chí khó để xác định và chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết. Để giải quyết, xử lý vấn đề này, cơ quan hay người có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc có thể sử dụng các loại giấy Quyết định giao/cho thuê/công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình nếu trên các quyết định này có ghi nhận tên của các thành viên. Nếu trong các Quyết định này không ghi nhận tên của các thành viên thì cần dựa trên hồ sơ đề nghị, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mà hộ gia đình kê khai và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Từ đó, việc xác định quyền sử dụng đất của HGĐ cũng dựa trên 3 điều kiện trên. Bên cạnh đó, đối với Sổ đỏ HGĐ thì khi ghi tên sẽ ghi theo dạng “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình và địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

2. Các vấn đề liên quan đến phân chia đất HGĐ[2]

Dựa theo pháp luật hiện hành quy định về đất HGĐ thì đang có sự mâu thuẫn giữa hai văn bản pháp luật liên quan là sự công nhận quyền sử dụng theo công sức của từng thành viên tại Bộ luật Dân sự và sự nhận định về quyền sử dụng đất HGĐ một cách bình đẳng, công bằng theo Luật Đất đai. Từ đây, khá nhiều vấn đề phát sinh tranh chấp xảy ra đều liên quan đến sự mâu thuẫn này.

Cụ thể, tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định tài sản chung của hộ gia đình thì bao gồm tài sản do các thành viên đóng góp cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu; việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận… Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần.  Quy định này xác định sổ đỏ HGD thuộc quyền sở hữu chung và được phân chia theo hình thức sở hữu theo phần nếu như không có bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến phần phân chia, tức là ghi nhận sự đóng góp, công sức của từng thành viên và dựa vào đó để phân chia cho đúng với giá trị, công sức của thành viên đó. Nhưng trên thực tế, việc xác định phần đất, tài sản gắn liền với đất theo công sức đóng góp là việc khá khó khăn, bởi lẽ hầu hết phần đóng góp dựa trên giá trị được tính thông qua thỏa thuận bằng miệng, ít khi có các giấy tờ chứng minh sự đóng góp đó được xác lập vì gần như việc tạo ra tài sản chung thì đều có sự tin tưởng nhất định giữa các thành viên. Từ đây mâu thuẫn cũng phát sinh khi thỏa thuận không có giá trị chứng minh về sau khi các thành viên không hòa thuận. Nhìn nhận các bản án đã được giải quyết, thì vấn đề này là mấu chốt dẫn đến tranh chấp và kiện tụng, khi thành viên trong gia đình không còn thừa nhận công sức đóng góp của nhau.

Đây cũng là mâu thuẫn trong chính quy định của pháp luật, tại Luật Đất đai 2013 xác định chủ thể của Sổ đỏ HGD một cách bình đẳng, không phân biệt, ghi nhận sự đóng góp của thành viên vào đất của HGD. Chinh vì thế đây là cơ sở để các thành viên khác trong hộ xác định phần tài sản phân chia là ngang nhau.

 

Do đó, việc phân chia tài sản chung nên có sự thỏa thuận trước giữa các thành viên trong gia đình để tránh phát sinh mâu thuẫn ngoài mong muốn. Vì bây giờ chỉ có người chủ hộ gia đình được ghi vào sổ đỏ còn lại những người cùng sử dụng đất không được ghi thêm vào vì hiện nay đã ngưng thi hành điều khoản về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Sổ đỏ. Dòng ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Đây cũng là lý do mà nhiều người dân, thành viên trong hộ cảm thấy bức xúc, gây mâu thuẫn. Chính vì thế, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này, không đề cập đến việc sửa đổi quy định về đất của HGĐ là sự thiếu sót, cũng như vẫn sẽ duy trì mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật, và cả giữa người trong hộ gia đình với nhau.

 

Trên đây là nội dung về “Phân chia đất hộ gia đình đối với người trong hộ”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Danh Trí

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.29 Luật Đất đai 2013

[2] Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại: https://lsvn.vn/quyen-su-dung-dat-cap-cho-ho-gia-dinh-nhung-bat-hop-ly-tu-thuc-tien-va-kien-nghi1621700743.html

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*