Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn

Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn

Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn

Trong pháp luật về thuế có những thuật ngữ không phải ai cũng biết mà chúng ta cần phải tìm hiểu một cách rõ ràng để phân biệt được chúng. Cụ thể ở bài viết này Luật Nghiệp Thành sẽ đi làm rõ: Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là gì? Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Mức phạt khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và không hợp pháp hóa đơn như thế nào? Bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1.Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là gì?

Hai thuật ngữ pháp lý này rất hay bị sử dụng nhầm lẫn trong lĩnh vực vi phạm hành chính về hoá đơn nên chính vì vậy mà pháp luật đã quy định một cách rõ ràng hơn để dễ phân biệt hơn, cụ thể:

Hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp gồm[1]:Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn gồm[2]:
– Hóa đơn giả

– Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng, bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế, trừ trường hợp được cho phép sử dụng

– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng

– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp bắt buộc phải có

– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán và không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh mà đã đăng ký

– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn trước ngày xác định bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh mà đã đăng ký hoặc chưa có thông báo từ cơ quan thuế về việc này hoặc đã có kết luận từ cơ quan có thẩm quyền đây là hóa đơn không hợp pháp.

 

VD: Công ty A, nhân viên thuộc bộ phận thu mua mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hợp pháp, sau đó mua trái phép hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa và thanh toán.

Document

=> Đây là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cụ thể là sử dụng hóa đơn giả để thực hiện thanh toán.

 

– Hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc hoặc tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định

– Hóa đơn khống, hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả

– Hóa đơn có sự khác nhau giữa các giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên

– Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác

– Hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc bán ra

– Hóa đơn mà các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

 

VD: Công ty X bán mặt hàng tủ lạnh cho Công ty Y. Nhưng thời điểm hiện tại Công ty X không đăng ký kinh doanh mặt hàng tủ lạnh này. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

TH1: Nếu hai công ty buôn bán thật (Có hợp đồng, báo giá, hóa đơn, chứng từ thanh toán, kê khai thuế đầy đủ,…). Thì có thể chỉ bên A sẽ bị phạt tội “Kinh doanh không đúng ngành nghề và phải đăng ký bổ sung” còn bên B sẽ được khấu trừ và đưa vào chi phí.
TH2: Nếu hai công ty không chứng minh được đây là buôn bán thật. Thì đây là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn cụ thể là lập hóa đơn khống.

2. Mức xử phạt đối với những hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Thứ nhất, đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn

Khi lập hóa đơn nhưng không thể hiện những nội dung bắt buộc phải có bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng khi lập thông báo phát hành hóa đơn nhưng không đầy đủ nội dung theo quy định và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn không điều chỉnh lại[3].

Thứ hai, các hành vi hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp[4]

Sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng kèm theo việc buộc hủy hóa đơn đã sử dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa. Nhưng trừ 02 trường hợp sau:

+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng mà khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi sử dụng hàng hóa không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán, kế toán đầy đủ theo quy định thì sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn. [5]

+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. Trường hợp này sẽ phạt tiền 1 lần số thuế trốn có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên. [6]

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà không xử lý về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và ngược lại.[7]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

 

 

[1] Điều 4.1 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[2] Điều 4.2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[3] Điều 23.2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[4] Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[5] Điều 16.1.đ Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[6] Điều 17.1.d Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[7] Công văn 745/TCT-CS/2014

Document
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*