Phải trả nợ khi nhận tài sản thừa kế

Phải trả nợ khi nhận tài sản thừa kế

Phải trả nợ khi nhận tài sản thừa kế

Tình huống: Hồi còn sống, ba tôi có vay một khoản tiền để làm ăn, tới bây giờ vẫn còn 300 triệu đồng chưa trả hết. Nay ba tôi mất, có chia cho anh em trong nhà bất động sản và một số tài sản khác. Nay ngân hàng tới và yêu cầu chúng tôi phải trả nợ cho ba tôi số tiền 300 triệu đó, như vậy là đúng hay sai ạ?

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật những người thừa kế có trách nhiệm[1] thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, bao gồm[2]: phần nợ còn, tiền công của công nhân (nếu người chết đang nợ tiền công người lao động), tiền mai táng cho người chết,…

Thứ hai, nếu tài sản của người chết đã được chia cho những người thừa kế, thì những người thừa kế đó phải thực hiện nghĩa vụ tài sản (sau đây gọi là số tiền nợ) của người chết tương ứng với phần mình nhận được.[3]

Ví dụ:

Người thừa kế ANgười thừa kế B
Tài sản nhận được70% của tổng tài sản30% của tổng tài sản
Số tiền cần trả nợ cho người chết70% số tiền nợ30% số tiền nợ

Thứ ba, người thừa kế chỉ chi trả số tiền nợ của người chết không vượt quá số tài sản mà mình nhận được.[4]

Trả lời câu hỏi của bạn, theo quy định pháp luật hiện hành, các anh em trong gia đình bạn có nghĩa vụ trả nợ 300 triệu đó cho ba bạn. Tuy nhiên, tài sản cũng đã chia đều cho các anh em trong gia đình, vì vậy phần nợ 300 triệu đó sẽ chia đều cho các anh em trong nhà tương ứng và không vượt quá với số tài sản mà mỗi người nhận được để trả nợ ngân hàng.

 

Vậy nếu phần tài sản chúng tôi nhận được không đủ chi trả 300 triệu đồng đó thì sao?

Luật đã quy định rõ, nếu số tiền bạn nhận được không đủ để trả nợ (hay số tiền nợ bạn cần trả vượt quá số tiền bạn nhận được) thì ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào không có quyền yêu cầu bạn trả nợ phần nợ còn thiếu đó.

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Vậy nếu khi ba tôi chết, tài sản chưa được phân chia thì thế nào?

Trường hợp tài sản chưa được phân chia, thì ngân hàng hoặc chủ nợ có thể yêu cầu người quản lý di sản thừa kế trả khoản nợ trước khi phân chia.[5]

Người quản lý tài sản là người được người đã chết chỉ định ra, hoặc trường hợp người đã chết không nói rõ thì có thể được thỏa thuận chỉ định từ các thành viên thừa kế.[6]

Lưu ý: Tương tự nếu tài sản thừa kế không đủ để trả nợ, chủ nợ không có quyền yêu cầu người quản lý di sản tự bỏ tiền ra để trả nợ cho người đã chết.

 

Nếu tôi biết khoản nợ của ba tôi, tôi không nhận thừa kế có được không?

Câu trả lời là được.

Theo quy định pháp luật hiện hành, người thừa kế có quyền từ chối nhận tài sản thừa kế (trừ trường hợp không nhận tài sản thừa kế để không trả nợ của mình cho người khác).[7]

Các cách để từ chối quyền nhận thừa kế:

Cách 1[8]: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Các giấy tờ cần thiết:

– Trường hợp thừa kế di chúc: bản sao di chúc

– Trường hợp thừa kế pháp luật: giấy tờ chứng minh quan hệ giữa bạn và người đã chết, giấy chứng tử.

Cách 2[9]: Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế tại UBND xã.

Bạn đọc tham khảo Di chúc viết tay có hiệu lực không

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phải trả nợ khi nhận tài sản thừa kế”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 615.1 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 658 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 615.3 Bộ luật dân sự 2015

[4] Điều 615.3 Bộ luật dân sự 2015

[5] Điều 615.2 Bộ luật dân sự 2015

[6] Điều 616.1 Bộ luật dân sự 2015

[7] Điều 620(1) Bộ luật dân sự 2015

[8] Điều 59 Luật công chứng 2014 sửa đổi, bổ sung 2018

[9] Điều 5(2)(g) Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*