Những thay đổi của Căn cước công dân

Những thay đổi của Căn cước công dân

Những thay đổi của Căn cước công dân

Để thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, vừa qua Quốc Hội đã ban hành luật mới về Căn cước. Thông qua bài viết, Luật Nghiệp Thành xin phân tích những điểm thay đổi của Căn cước công dân.

Thứ nhất, đổi tên “Căn cước công nhân” thành “Thẻ căn cước”

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.[1]

Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và các thông tin khác được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam. [2] Các thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước như: thông tin thẻ bảo hiểm y tế, số bảo hiểm xã hội, giấy phép lấy xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…

Thông qua hai định nghĩa trên có thể thấy, phạm vi thông tin của Thẻ căn cước sẽ rộng hơn Căn cước công dân. Trong Thẻ căn cước thì đã bao gồm các thông tin có trong Căn cước công dân. Việc mở rộng tích hợp các thông tin vào Thẻ căn cước giúp nhà nước có thể quản lý toàn diện hơn, đầy đủ hơn và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho người đân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.

Thứ hai, bỏ một số thông tin được in trên Thẻ căn cước so với Căn cước công dân

Những thông tin được in trên Thẻ căn cước và Căn cước công dân:

Document

Thẻ căn cước[3]

Căn cước công dân[4]

Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
Dòng chữ “CĂN CƯỚC”Dòng chữ “Căn cước công dân”
 Ảnh khuôn mặtẢnh
Số định danh cá nhânSố thẻ Căn cước công dân
Họ, chữ đệm và tên khai sinhHọ, chữ đệm và tên khai sinh
Ngày, tháng, năm sinhNgày, tháng, năm sinh
Giới tínhGiới tính
Nơi đăng ký khai sinh 
Quốc tịchQuốc tịch
Nơi cư trúQuê quán, nơi thường trú
Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụngNgày, tháng, năm cấp thẻ; Ngày, tháng, năm hết hạn;
 Có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa
 Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ
Nơi cấp: Bộ Công an.Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Có thể thấy nội dung được in trên Thẻ căn cước được lược bỏ các thông tin như “Quê quán, nơi thường trú”; “vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ”. Việc lược bỏ những thông tin này nhằm đảm bảo tính bảo mật thông tin và tính chính xác các thông tin của người dân, tránh việc phải cấp đổi căn cước. Bởi lẽ vân tay, đặc điểm nhận dạng của con người sẽ có những thay đổi theo thời gian. Các thông tin này sẽ được lưu trữ, sử dụng qua chip điện tử của thẻ căn cước. Bên cạnh đó, để thống nhất việc quản lý Thẻ căn cước về một mối, pháp luật đã quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Thẻ căn cước duy nhất là Bộ Công an.

Trên thẻ căn cước sẽ có thêm thông tin “Nơi đăng ký khai sinh” và “Nơi cư trú”. Thông tin về nơi cư trú sẽ bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú của công dân[5].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những thay đổi của Căn cước công dân

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.1 Luật Căn cước công dân 2014

[2] Điều 3.11 Luật Căn cước 2023

[3] Điều 18 Luật Căn cước 2023

[4] Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014

[5] Điều 11.1 Luật cư trú 2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*