Ném “bom bẩn” vào nhà người khác bị xử lý ra sao?

Ném “bom bẩn” vào nhà người khác bị xử lý ra sao?

Hiện nay, tình hình cho vay tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi đang biến tướng rất nhiều và khó kiểm soát. Các chủ nợ, đòi nợ thuê này chuyên gây sức ép cho các con nợ không trả tiền, trốn nợ bằng các ném “bom bẩn” như mắm tôm, bom xăng, nhớt, tạt sơn đỏ,…vào nhà của người thiếu nợ hoặc nhà người thân của họ. Mục đích nhằm khủng bố tinh thần, khiến cho gia đình người thân của người nợ hoảng loạn, căng thẳng, cuộc sống thường ngày bỗng nhiên bị đảo lộn, nếu muốn yên ổn thì bằng mọi cách phải nhanh chóng trả tiền cho bọn chúng. Đây là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, và cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm.

Bất cập là các hành vi gây rối như nêu trên lại chưa có văn bản pháp luật hay một điều luật nào quy định cụ thể về các chế tài, biện pháp xử lý khiến cho tình hình đòi nợ như thế lại càng thêm lộng hành. Đồng thời, các đối tượng này thường hành sự vào khuya, nên khó có nhân chứng chứng kiến, còn nếu quanh khu vực ấy có camera an ninh cũng khó mà nhận diện rõ được các đối tượng này là ai do chúng luôn trùm kín mặt và hành sự một cách nhanh chóng, gọn lẹ rồi bỏ chạy.

Nếu xử phạt hành chính thì đây là hành vi “Xâm phạm chỗ ở của người khác”. Mức xử phạt đối với hành vi phạm phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. [1]

Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành động ném chất bẩn vào nhà người khác kèm theo những hành vi mang tính chất như uy hiếp, đe dọa  người khác để lấy tài sản thì có thể bị xử lý về tội “Cưỡng đoạt tài sản” [2] với mức hình phạt thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là 20 năm tù.

Mặt khác, hành vi ném chất bẩn, chất thải hoặc các vật thải vào nhà người khác mà làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản, thiệt hại trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi này có thể bị xử lý về tội “Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản” [3]. Hình phạt thấp nhất là phạt tiền hoặc phạt từ 2 năm tù giam và cao nhất có thể lên tới 20 năm tù.

Document

Đồng thời, hành vi ném “bom bẩn” vào nhà người khác với lời lẽ đe dọa giết người khiến nạn nhân hoặc người nhà họ hoang mang, hoảng loạn thì có thể bị xử lý về tội “Đe dọa giết người” [4]. Hình phạt là cải tạo không giam giữ tới 7 năm tù giam tùy vào mức độ ảnh hưởng của hành vi và quy mô phạm tội.

Thiết nghĩ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên đưa ra các quy định cụ thể về hành vi nêu trên cũng như là các biện pháp xử phạt cứng rắn, nghiêm minh hơn, giúp người dân ổn định đời sống, an ninh trật tự hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề ném “bom bẩn” vào nhà người khác thì bị xử phạt ra sao.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1]  Điều 7.2.a Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

[2]  Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017.

[3]  Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017.

[4]  Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, SĐBS 2017.

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*