Hiện nay có rất nhiều loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với nhà đất. Nhưng những loại giấy tờ này không có giá trị pháp lý như nhau trong quá trình chuyển nhượng. Lấy ví dụ đơn giản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đang thể hiện địa chỉ cũ trong khi đó người bán đã chuyển sang địa chỉ mới nhưng chưa tiến hành cập nhật vào sổ đất. Khi bạn tiến hành đặt cọc, 10 ngày sau sẽ tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng đến ngày công chứng hợp đồng thì Phòng công chứng không chấp nhận công chứng hợp đồng với lý do địa chỉ thường trú trên sổ đất và trong chứng minh nhân dân của người bán không đồng nhất. Nguy cơ mất tiền cọc của bạn trong trường hợp này là rất cao và mục đích chính của bạn cũng không thực hiện được.
Vì thế để tránh những rủi ro cho bạn, trước khi tiến hành đặt cọc mua các loại tài sản nhà đất bạn cần kiểm tra thật kỹ giấy tờ nhà đất. Tạm phân chia các loại giấy tờ nhà đất thành hai loại, thứ nhất đối với GCNQSDĐ (sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ (sổ hồng).
- Đối với sổ đỏ qua từng thời kỳ Nhà nước lại cấp một loại sổ đỏ mới. Những sổ đất này đều có giá trị pháp lý nhưng khi muốn chuyển nhượng đối với những sổ đỏ bạn cần lưu ý những thông tin sau:
- Sổ đứng tên một người hay nhiều người (Ví dụ trên sổ ghi là Ông, Bà nghĩa là sổ đứng tên riêng. Trên sổ ghi là Hộ ông nghĩa là đứng tên nhiều người) nếu đứng tên nhiều người thì khi chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả những người có trong sổ hộ khẩu
- Địa chỉ của người đứng tên trên sổ có giống với địa chỉ ghi trên CMND, CCCD hoặc sổ hộ khẩu của người đó hay không. Nếu không đồng nhất sẽ không tiến hành chuyển nhượng được mà phải làm thủ tục cập nhật địa chỉ mới trên sổ đất trước.
- Ngày cấp CMND còn thời hạn sử dụng hay không (Ví dụ CMND cấp năm 2001 thì đến thời điểm hiện tại đã hết thời hạn phải tiến hành cấp lại và cập nhật vào sổ đất).
- Đối với sổ hồng bạn cũng cần lưu ý như sổ đỏ. Đối với trường hợp sổ hồng cũ (Ví dụ như Giấy trắng được cấp năm 1991) thì phải tiến hành cấp đổi sổ mới rồi mới tiến hành chuyển nhượng. Bạn có thể tham khảo bài viết cách thức mua bán nhà bằng giấy trắng.[1]
Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về những lưu ý về giấy tờ khi mua bán nhà đất.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.
[1] Điều 76.1 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 66.1 Nghị định 84/2007/NĐ-CP.