Những khoản tiền phải đóng cho doanh nghiệp môi giới khi xuất khẩu lao động

Những khoản tiền phải đóng cho doanh nghiệp môi giới khi xuất khẩu lao động

Những khoản tiền phải đóng cho doanh nghiệp môi giới khi xuất khẩu lao động

Khi NLĐ ký kết, thỏa thuận với doanh nghiệp/đơn vị sự nghiệp về việc sang nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận lao động thực tập, hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài,… thì cần chú ý và quan tâm đến các khoản tiền như tiền môi giới, tiền dịch vụ và tiền ký quỹ. Thông qua bài viết, Luật Nghiệp Thành sẽ đưa ra mức tối đa về các khoản tiền trên.

1. Tiền môi giới:

Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới khi ký kết hợp đồng, và NLĐ có trách nhiệm phải hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ số tiền môi giới trên.

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/01/2022, doanh nghiệp sẽ KHÔNG được phép thu khoản tiền này khi đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài[1]. Nếu doanh nghiệp thu tiền môi giới từ NLĐ thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu cho mỗi NLĐ, nhưng không vượt quá 200 triệu đồng[2].

Bên cạnh đó, doanh nghiệp buộc phải trả lại khoản tiền môi giới thu trái phép và khoản tiền lãi của số tiền trên được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động chuẩn bị hoặc đình chỉ hoạt động tuyển chọn NLĐ từ 06 tháng đến 12 tháng[3].

2. Tiền dịch vụ[4]

Là khoản thu mà doanh nghiệp dịch vụ sẽ nhận từ bên nước ngoài và NLĐ để bù đắp chi phí tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng và hoạt động quản lý NLĐ trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Loại phí này sẽ được được Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội quy định mức trần đối với một số thị trường lao động và ngành nghề cụ thể như sau . Nếu không được cụ thể tại phụ lục trên thì mức phí dịch vụ này sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần quy định.

 

Công việc

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thời gian làm việcMức trần

Sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển

Cho mỗi 12 tháng làm việcKhông quá 1,5 tháng tiền lương

Cho mỗi 12 tháng làm việc

Không quá 01 tháng tiền lương

 Từ 36 tháng trở lên

Không quá 03 tháng tiền lương

*Nếu có thỏa thuận gia hạn HĐLĐ thì mức phí dịch vụ không quá 0,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc.

Lưu ý: Tiền dịch vụ chỉ được thu sau khi HĐ cung ứng lao động đã được chấp thuận/hợp đồng đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;

3. Tiền ký quỹ xuất khẩu lao động[5]

Doanh nghiệp dịch vụ và NLĐ thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ và khoản tiền ký quỹ của NLĐ nhằm đảm bảo NLĐ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, khoản tiền ký quỹ này không được vượt quá mức trần tại đây: Phụ lục II. Mức trần tiền ký quý đối với NLĐ

Doanh nghiệp phải hoàn trả lại tiền ký quỹ cho NLĐ khi:

– NLĐ hoàn thành hợp đồng;

– HĐ đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc chấm dứt trước thời hạn nhưng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;

– NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ[6];

– NLĐ đã nộp tiền ký quỹ nhưng doanh nghiệp không đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc trong thời hạn đã cam kết hoặc quá thời hạn chờ xuất cảnh và NLĐ không còn nhu cầu;

– Các trường hợp khác nhưng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;

*Lưu ý: Tiền ký quỹ còn lại sau khi đã bù đắp thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do lỗi của NLĐ gây ra theo HĐ.

Tóm lại, NLĐ khi đi xuất khẩu lao động theo hình thức hợp pháp, cần lưu ý đến những khoản phí có thể phát sinh để hồ sơ được hoàn thiện. Trường hợp mức phí cao hơn so với mức trần quy định của pháp luật thì NLĐ cân nhắc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Những khoản tiền phải đóng cho doanh nghiệp khi xuất khẩu lao động

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhân “Chia sẻ” bài viết này

Luật nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 7.8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[2] Điều 42.6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 42.14.(đ), Điều 42.13.(e) và Điều 42.13.(đ) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[5] Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

[6] Điều 6.1.(đ) Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*