Nhãn thực phẩm phải gồm những thành phần dinh dưỡng gì?

Nhãn thực phẩm phải gồm những thành phần dinh dưỡng gì?

Nhãn thực phẩm phải gồm những thành phần dinh dưỡng gì?

Khi mua thực phẩm, người tiêu dùng thường chú ý đến nhãn thực phẩm gắn trên bao bì đóng gói. Ngoài việc cung cấp thông tin để nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp nào; thì nhãn thực phẩm còn cung cấp thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm sẽ mang lại khi người tiêu dùng sử dụng nó. Vì thế, việc dán nhãn thực phẩm lên sản phẩm đóng gói là điều cần thiết. Chính vì lẽ đó mà bắt đầu từ ngày 15/02/2024, pháp luật thay đổi cách ghi và thể hiện nội dung thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

(*) Việc thay đổi trong ghi nhãn thực phẩm sẽ áp dụng đối với những hàng hóa, sản phẩm được đóng gói sẵn và được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và lưu thông trong thị trường Việt Nam, mà không bao gồm các nguyên liệu, thực phẩm sau:[1]

– Nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

– Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; Đồ uống có cồn;

– Muối thực phẩm, muối tinh; Giấm ăn; Hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến sản phẩm;

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

– Thực phẩm do cơ sở kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ kinh doanh, sản xuất;[2]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số loại nguyên liệu, thực phẩm không áp dụng cho quy định ghi nhãn thực phẩm này: Danh sách thực phẩm không áp dụng quy định nhãn thực phẩm

(**) Nội dung trên nhãn thực phẩm bao gồm các thành phần dinh dưỡng sau:[3]

*Lưu ý: Thực phẩm không chứa hoặc có chứa các thành phần dinh dưỡng nhưng có giá trị nhỏ hơn giá trị đã quy định tại Phụ lục 1 thì không bắt buộc phải ghi thành phần đó trên nhãn.

Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng bắt buộc phải thể hiện trên nhãn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn có thể bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, miễn thành phần dinh dưỡng được cung cấp trên nhãn bảo đảm được tính chính xác, dễ hiểu và không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn với các giá trị dinh dưỡng khác trong cùng một sản phẩm[4].

Để tìm hiểu về vấn đề khác trong chuyên đề nhãn thực phẩm, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau: “Cách ghi thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm” trên trang của Luật Nghiệp Thành.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Nhãn thực phẩm phải gồm những thành phần dinh dưỡng gì?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được sự phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Minh Cơ

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 1 Thông tư 29/2023/TT-BYT

[2] Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật

[3] Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT

[4] Điều 4 Thông tư 29/2023/TT-BYT

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*