Nghĩa vụ của chủ quán khi để mất xe khách hàng

Nghĩa vụ của chủ quán khi để mất xe khách hàng

Nghĩa vụ của chủ quán khi để mất xe khách hàng không có vé gửi xe. Với xu hướng các bạn trẻ ngày càng tập trung đông đúc ở các quán cafe, trà sữa…như hiện nay, để thư giãn, làm việc, họp hành….thì tình hình an ninh trật tự cũng đặt ra những vấn đề báo động, chẳng hạn như có nhiều trường hợp, kẻ gian lợi dụng sơ hở chủ phương tiện, chủ quán cafe, trà sữa, để trộm cắp xe máy. Vấn đề này tuy không phải là mới đây xuất hiện, nhưng ở hiện tại và tương lai nó sẽ vẫn luôn luôn mới, bởi chính do thiếu cảnh giác, hời hợt, và bị động của một bộ phận giữ gìn an ninh trật tự, chủ quán café, trà sữa, cửa hàng cũng như các bạn trẻ là chủ xe máy… Trong tình huống nếu rơi vào trường hợp chẳng may mất xe, nhưng không có vé gửi xe thì các bạn trẻ là chủ xe máy có quyền yêu cầu chủ quán café, trà sữa…có nghĩa vụ phải bồi thường hay không? Để giải đáp câu trả lời trên mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Nghĩa vụ của chủ quán khi để mất xe khách hàng

Tại thời điểm chủ xe máy gửi xe ở quán cafe, quán trà sữa….thì thông thường nếu xe có người trông giữ xe và người đó nhận xe nhưng không giao vé gửi xe …thì đến lúc xe máy bị mất, chủ quán có nghĩa vụ phải bồi thường cho người mất xe.

Song cũng có trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn nếu như trước khi vào quán, chủ xe máy được chủ quán chỉ dẫn chỗ để xe, và sau đó chủ quán cũng không báo gì về việc người để xe tự bảo quản (thông qua biển báo, lời cảnh báo..) đề phòng trộm cắp…thì lúc này chủ quán vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường. Vì tại thời điểm mà chủ quán thông qua hành động chỉ dẫn chỗ để xe cho chủ xe máy thì hợp đồng gửi giữ đã được xác lập. Theo quy định pháp luật dân sự, thì hợp đồng gửi giữ tài sản đã được xác lập trong trường hợp này, cụ thể:[1] “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

Theo quy định trên, thì có thể thấy việc chủ xe máy gửi xe tại quán cafe, trà sữa…trong trường hợp nếu theo yêu cầu để xe của chủ quán, nhân viên thì dù không có vé xe…  hợp đồng gửi giữ tài sản cũng sẽ được hình thành dưới hình thức giao kết bằng lời nói, thể hiện qua việc trông giữ xe, bằng những hành động cụ thể, chẳng hạn như hướng dẫn để xe, dắt xe dùm… Còn trong trường hợp, nếu chủ xe máy tự tiện để xe, không theo chỉ dẫn, yêu cầu của chủ quán hoặc đã nhận được, thấy thông báo phải tự bảo quản xe vì không ai trông giữ, đề phòng trộm cắp…thì chủ xe máy không được chủ quán bồi thường.

Document

Như vậy, có thể thấy rằng, khi hợp đồng gửi giữ đã được xác lập và hình thành thì tư cách của chủ xe máy và chủ quán cũng chuyển sang một tư cách khác là bên gửi tài sản và bên nhận gửi tài sản sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng[2]. Theo đó, bên gửi tài sản (chủ xe máy) có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ (chiếc xe máy), trừ trường hợp bất khả kháng. Còn bên nhận giữ tài sản (chủ xe máy) có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ (chiếc xe máy), trừ trường hợp bất khả kháng.[3]

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về nghĩa vụ của chủ quán khi để mất xe khách hàng không có vé giữ xe.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015.

[2] Điều 556.2 Bộ luật dân sự năm 2015.

[3] Điều 557.4 Bộ luật dân sự năm 2015.

Document
Categories: Cá Nhân

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*