Mức xử phạt hành vi bán chui cổ phiếu

Mức xử phạt hành vi bán chui cổ phiếu

Mức xử phạt hành vi bán chui cổ phiếu

Thị trường chứng khoán mới đây đã chứng kiến nhiều ông chủ lớn đầu cơ trục lợi bằng cách mua, bán “chui” cổ phiếu mà không báo cáo gây bức xúc cho nhiều nhà đầu tư và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi này? Mời bạn hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1.Bán chui cổ phiếu được hiểu như thế?

Trước tiên, pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm nào gọi là “bán chui cổ phiếu”. Đó là ngôn ngữ nói hằng ngày thể hiện việc cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc[1].

Trước ngày thực hiện giao dịch ít nhất 03 ngày làm việc, cổ đông sáng lập nắm giữ cố phiếu bị hạn chế chuyển nhượng thì phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch thì gửi báo cáo đến Sở giao dịch chứng khoán[2].

Nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Sau khi nhận được báo cáo về thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 ngày làm việc công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán công bô trên trang thông tin điện tử của công ty[3].

Mặc khác, khi cổ đông công ty đại chúng muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ trường hợp[4]:

– Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Bán cổ phiếu theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, theo quyết định của Trọng tài hoặc khi phá sản, mất khả năng thanh toán…

Theo đó, có thể hiểu rằng nếu cổ đông công ty hoặc người nội bộ bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin, đăng ký giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi là bán chui cổ phiếu. 

2.Mức phạt đối với hành vi bán chui cổ phiếu

Hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch theo giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế tính theo mệnh giá như sau[5]:

Giá trị giao dịchMức phạt tiền
50 – dưới 200 triệu đồng05 – 10 triệu đồng
200 – dưới 400 triệu đồng10 – 20 triệu đồng
400 – dưới 600 triệu đồng20 – 40 triệu đồng
600 – dưới 01 tỷ đồng40 – 60 triệu đồng
01 – dưới 03 tỷ đồng60 – 100 triệu đồng
03 – dưới 05 tỷ đồng100 – 150 triệu đồng
05 – dưới 10 tỷ đồng150 – 250 triệu đồng
10 tỷ đồng trở lên3 – 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế

 

Nếu hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao hơn mức phạt tối đa thì bị phạt mức tối đa 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân.

Trong trường hợp không có khoản thu trái luật thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng với tổ chức và 1,5 tỷ đồng với cá nhân.

Bạn đọc tham khảo: Chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần

Bạn đọc tham khảo: Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Mức xử phạt bán chui cổ phiếu”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

 

[1] Điều 33.1.(a) Thông tư 96/2020/TT-BTC

[2] Điều 32.1 Thông tư 96/2020/TT-BTC

[3] Điều 32.3 Thông tư 96/2020/TT-BTC

[4] Điều 16 Luật Chứng khoán 2019

[5] Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1.27 Nghị định 128/2021.NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*