Một số quy định mới về quản lý và sử dụng pháo từ năm 2021

Một số quy định mới về quản lý và sử dụng pháo từ năm 2021

Một số quy định mới về quản lý và sử dụng pháo từ năm 2021

Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang se lạnh, cái cảm giác gần đến một mùa tết Nguyên Đán sum vầy cùng gia đình, bè bạn lại dân lên trong lòng mọi người. Nhắc đến tết, là nhắc đến những đêm pháo hoa giữa khoảnh khắc giao thừa, cùng gia đình nâng cốc xung vầy bên nhau. Có thể nói, việc sử dụng pháo hoa vào những dịp lễ tết lớn đã có lịch sử lâu đời, pháo hoa rất thịnh hành trong dân gian các nước phương Đông đặc biệt là Trung Hoa từ thời cổ đại. Bởi màu sắc xinh đẹp và rực rở của pháo hoa mà ngày nay chúng không chỉ còn giới hạn phổ biến ở Trung Hoa mà còn được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi.

Mặc dù việc sử dụng pháo hoa nói riêng hoặc các loại pháo khác nói chung khá phổ biến ở các quốc gia tuy nhiên không phải lúc nào muốn sử dụng và sử dụng pháo ở bất kể nơi nào cũng được mà có những quy định quản lý việc sử dụng chúng một cách chặt chẽ. Tại Việt Nam, việc quản lý sử dụng pháo được quy định trong nghị định số 36/2009/NĐ-CP thay thế nghị định này là nghị định số 137/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 11 tháng 01 năm 2021.

Theo đó, khái niệm pháo được định nghĩa như sau[1]:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo hoa và pháo nổ.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ thông tin cho bạn đọc một số nội dung mới được cập nhật trong nghị định mới như sau:

  1. Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm:

So với quy định hiện hành tại nghị định số 137/2020 đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo và mô tả chi tiết rõ ràng hơn. Theo đó, gồm có 09 nhóm hành vi chính điển hình như sau:

(1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

(2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

(3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

(4)  Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Và các hành vi khác theo quy định[2].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  1. Được sử dụng pháo hoa vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi:

Gần đây, dư luận đang xôn xao về việc hiểu nội dung tại Điều 17, Nghị định 137/2020 cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong trường hợp: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.  Thay vì quy định hiện hành chỉ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như[3]:

  • Tết Nguyên đán.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm)
  • Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  • Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
  • Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Loại pháo hoa nào được sử dụng?

Điều khiến dư luận xôn xao là liệu loại pháo hoa được quy định cho phép người dân có năng lực hành vi đầy đủ trên sử dụng là loại pháo hoa nào. Người dân vẫn chưa hiểu rõ khái niệm “pháo hoa” khi cho rằng pháo hoa (theo Nghị định 137) cũng là pháo hoa nổ hoặc pháo hoa do Bộ Quốc phòng bắn (vào dịp lễ, Tết như trong Nghị định số 36/2009) hoặc loại pháo người dân đang đốt trái phép.

Bàn về vấn đề này, theo định nghĩa của luật thì pháo hoa được sử dụng theo quy định này là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ[4].

Ngoài ra, theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) lý giải Ở đây phải hiểu pháo hoa được phép đốt là loại pháo mà người dân tổ chức đám cưới hay đốt phát ra ánh sáng, có tiếng xì xì, không có thuốc nổ, chứ không phải quả pháo hoa đốt lên trời phát nổ.

Pháo hoa nổ bây giờ vẫn cấm tuyệt đối vì loại pháo này có thuốc nổ, gây nguy hiểm và nếu người dân sử dụng vẫn bị quy trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính…[5].

Như vậy, từ ngày 11 tháng 01 năm 2021 người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được trao quyền sử dụng pháo hoa. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người dân sẽ chỉ được phép mua và sử dụng pháo hoa từ các cơ sở được phép kinh doanh pháo hoa theo quy định[6].

Điểm mới này đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Có rất nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thực tế của người dân, nhưng cũng có ý kiến lo ngại về nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm, an ninh trật tự. Điển hình như việc 03 dancers tử vong vì hỏa hoạn quán karaoke X5 (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) do đốt pháo hoa điện tổ chức sinh nhật đã để bén vào bóng bay bơm khí Hydro trên trần nhà vào tháng 11/2020 vừa qua[7].

Được biết, việc đốt pháo trong những ngày Tết, lễ hội… được xem là phong tục, tập quán lâu đời của nhân dân ta, do đó việc bổ sung mở rộng các trường hợp sử dụng pháp hoa và cho phép người dân đủ năng lực hành vi dân sự sử dụng pháo hoa là phù hợp và đảm bảo tính nhân văn. Tuy nhiên, để Nghị định này được thi hành và đảm bảo hiệu quả trên thực tiễn thì các cơ quan ban ngành, ủy ban nhân dân các cấp cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo an ninh và an toàn cho xã hội.

  1. Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo:

Nghị định mới quy định cụ thể các đối tượng phải tham gia khóa huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo. Theo đó[8]:

* Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ gồm:

  • Người quản lý.
  • Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
  • Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
  • Chỉ huy bắn pháo hoa nổ.
  • Người sử dụng pháo hoa nổ.
  • Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.

* Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa:

  • Người quản lý.
  • Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa.
  • Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa.

Bên cạnh đó, về nội dung huấn luyện cũng được quy định một cách cụ thể như các yêu cầu về an toàn khi tiếp xúc với pháo, bảo quản và sử dụng pháo, nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ,…[9]

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Một số quy định mới về quản lý và sử dụng pháo từ năm 2021”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 3.1 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

[2] Điều 5 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

[3] Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP.

[4] Điều 3.1.b Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

[5] Tham khảo báo tuổi trẻ, bài viết: Người dân được đốt pháo hoa: Coi chừng hiểu nhầm!

[6] Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

[7] Tham khảo Báo tuổi trẻ, bài viết: Được thuê đi dự tiệc sinh nhật, 3 nữ dancers tử vong vì hỏa hoạn quán bar.

[8] Điều 18.1, 18.2 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

[9] Điều 18.3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*