Một bên vợ hoặc chồng có thu nhập cao hơn sẽ được quyền quyết định tài sản chung

Một bên vợ hoặc chồng có thu nhập cao hơn sẽ được quyền quyết định tài sản chung

Một bên vợ hoặc chồng có thu nhập cao hơn sẽ được quyền quyết định tài sản chung

Trong hôn nhân, thu nhập của các cặp vợ chồng là một yếu tố quan trọng để duy trì cuộc sống và các nhu cầu cơ bản cho gia đình,…..Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà ắt hẳn trong quá trình tạo lập tài sản chung của vợ chồng, sẽ có phát sinh người có thu nhập cao hơn hoặc là nguồn lao động chính trong gia đình.

Điều đó dẫn tới trong tư tưởng của mỗi gia đình, người có thu nhập cao hơn sẽ có tiếng nói trong gia đình và họ sẽ là người có quyền định đoạt khi sử dụng tài sản chung. Nhưng nếu căn cứ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì điều đó có đúng không? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu nội dung trên nhé.

Bản chất sở hữu tài sản chung của vợ chồng là gì?[1]

Theo Luật Hôn nhân gia đình và Bộ luật Dân sự, Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, mà cụ thể phần quyền sở hữu của mỗi người không được xác định đối với tài sản chung.

Có thể hiểu, khi hôn nhân còn tồn tại thì không thể xác định được phần tài sản cụ thể của vợ, chồng trong khối tại sản chung.

Hơn nữa, vì cả vợ chồng là chủ sở hữu trong khối tài sản chung này nên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung của vợ chồng, không ai hơn ai.[2]

Cụ thể, tại Luật Hôn nhân và gia đình có nêu rõ Quyền quyết định tài sản chung như thế nào sẽ dựa vào “Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng”[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Nguyên tắc có nêu như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”

Từ nguyên tắc trên, nhận thấy có một phía vợ hoặc chồng chỉ nội trợ không có thu nhập hay có thu nhập thấp hơn người còn lại thì vẫn bình đẳng với nhau về quyền tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Hơn nữa, nếu là để sử dụng tài sản chung nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu[4] của gia đình thì các bên cũng không cần sự cho phép của bên còn lại vì đây là quyền của mỗi bên.[5] Riêng với những trường hợp không nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình thì vợ chồng cần thoả thuận với nhau trước khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.[6]

Do đó, việc quan niệm ai có thu nhập cao hơn chiếm phần nhiều trong việc tạo lập tài sản chung của vợ chồng thì có quyền quyết định là không đúng với tinh thần của Luật Hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp phải bắt buộc thoả thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng.[7]

Đó là khi cả hai định đoạt các tài sản có giá trị lớn như:

Bất động sản như nhà cửa, đất đai, v.v…; động sản phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, xe ô tô,v.v….và các tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Nên hiểu, các tài sản này cần có sự đồng ý của cả hai phía khi tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì bên không sở hữu không có quyền quyết định.

Bạn đọc tham khảo một số bài viết liên quan như:

Xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trên đây là nội dung tư vấn về “Một bên vợ hoặc chồng có thu nhập cao hơn sẽ được quyền quyết định tài sản chung”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng với chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 33.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 210 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 210.2 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[4] Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. (Điều 3.20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

[5] Điều 30.1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[6] Điều 35.1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[7] Điều 35.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*