Mô tả như thế nào khi đăng ký nhãn hiệu

Mô tả như thế nào khi đăng ký nhãn hiệu

Mô tả như thế nào khi đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Nhãn hiệu dưới góc độ pháp lý chính là đối tượng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Như vậy, khi làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp cho Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM thì người đăng ký phải mô tả như thế nào? Thông qua bài viết sau, Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn Qúy bạn đọc thực hiện.

Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng có thể nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của một cá nhân, tổ chức kinh doanh, từ đó có thể dễ dàng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc có mặt tương tự trên thị trường. Vì thế việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn chặn các rủi ro pháp lý trong những trường hợp bị trùng hoặc bị lợi dụng để thu lợi bất chính; bảo vệ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Khi đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần khai các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, phần mô tả nhãn hiệu cần làm rõ các yếu tố như sau: yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể (nếu có)[1]. Cụ thể như sau:

Mô tả màu sắc nhãn hiệu: nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng một màu hoặc tổng hợp nhiều màu sắc. Trường hợp nhãn hiệu có nhiều màu sắc khác trắng đen thì ngoài việc mô tả màu sắc thì chủ đơn cần nộp các mẫu nhãn hiệu bằng màu với kích thước trùng nhau đính kèm theo tờ khai.

Mô tả chỉ tiết nhãn hiệu: cần diễn đạt một cách ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ và chính xác các nội dung sau:

– Chỉ rõ nhãn hiệu gồm những yếu tố cấu thành nào (bao gồm chữ, hình, hay là sự kết hợp của cả hai);

– Mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới; từ trái sang phải; từ ngoài vào trong;

– Nếu nhãn hiệu có phần chữ thì phần chữ phải được mô tả chi tiết về phông chữ, cỡ chữ, màu sắc cũng như ý nghĩa.

– Nếu nhãn hiệu có phần hình thì phải mô tả chi tiết về hình khối, màu sắc,..

Document

* Lưu ý: – Có phần từ, từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì phải phiên âm;

– Có từ, từ ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch về tiếng Việt;

– Nếu nhãn hiệu là âm thanh thì phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

 

Ví dụ 1: 

Mô tả màu sắc: xanh dương, đỏ, vàng, cam, trắng, hồng, nâu, xanh lá cây;

Mô tả chi tiết: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ và phần hình trên nền màu trắng.

Phần chữ gồm: chữ “VINAMILK” được viết nhỏ, in đậm, viết liền, chữ màu xanh. Nằm cân đối phía dưới là chữ “Ông Thọ” được viết cách, chữ màu đỏ, có viền màu vàng;

Phần hình bao gồm 3 người: 1 bé gái; 1 ông Thọ; 1 bé trai. Trong đó, bé gái cột 2 bím tóc, cầm trên tay 1 bình trà; ông Thọ trên tay cầm cây gậy và một cái ly màu vàng và bé trai 2 tay đang cầm một quả đào to.

 

Ví dụ 2:

Mô tả màu sắc: trắng, đen;

Mô tả chi tiết: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ trên nền trắng.

Phần chữ gồm dòng chữ tiếng Trung Quốc có phiên âm [Zhong yue fang zhi], có màu đen. Nằm cân đối phía dưới là chữ “VẢI ĐẸP TRANG TRUNG” được in đậm, viết cách, chữ màu đen.

Như vậy, nhãn hiệu được pháp luật công nhận và bảo hộ gồm nhãn hiệu phần hình, nhãn hiệu phần chữ; nhãn hiệu bao gồm cả hình lẫn chữ; hoặc nhãn hiệu bằng âm thanh. Khi đăng ký nhãn hiệu ở Cục Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân cần mô tả một cách chi tiết phần hình và phần chữ mà nhãn hiệu chứa đựng. Tuy phần mô tả yêu cầu sự đầy đủ nhưng không dài dòng, lan man mà chỉ mô tả những dấu hiệu dùng để nhận biết giữa hàng hóa, dịch vụ này với những hàng hóa, dịch vụ khác trên thị trường.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Mô tả như thế nào khi đăng ký nhãn hiệu

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 1.34 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*