Mô hình công ty mẹ – công ty con
Mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết đang được ưa chuộng trong nền kinh tế thế giới. Nhưng còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp Qúy bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình này.
1. Khái niệm:
Công ty con là công ty được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Vì thế, công ty con vẫn mang tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, và đang thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, công ty con thuộc phạm vi chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.
Từ đó, ta có thể rút ra được khái niệm Công ty mẹ như sau: Đây là công ty có khả năng kiểm soát các hoạt động nhất định của công ty con một cách hợp pháp và chi phối công ty con bằng một trong ba cách thức[1]:
– Chí phối về tài chính: sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông trong công ty con;
– Chí phối về hoạt động công ty: được quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty con;
– Chi phối về bộ máy điều hành quản lý của công ty: có quyền quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp về việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên trong Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con.
2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm:
Nếu như doanh nghiệp đủ điều kiện để trở thành công ty mẹ thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm nhất định đối với công ty con, và ngược lại.
Như vậy, Công ty mẹ hay công ty con đều là những doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và là chủ thể pháp lý độc lập. Tuy nhiên, khi mối quan hệ trong mô hình công ty mẹ – công ty con được xác lập bằng hợp đồng thì công ty con vẫn bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính, mà người nắm giữ quyền chi phối điều phối hoạt động điều hành công ty con là công ty mẹ.
Mô hình này chưa quá phổ biến tại Việt Nam nhưng đã tồn tại. Tập đoàn Vingroup là một ví dụ điển hình, khi đây là công ty thể hiện ở vị thế là công ty mẹ. Song song đó, công ty con thuộc tập đoàn bao gồm: Công ty CP Phát triển Công nghệ VinTech; Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast; Công ty Vinpearl,…
Trên thực tế, mô hình công ty mẹ – công ty con là một tổ chức kinh tế năng động, có tổ chức đứng đầu, liên kết các công ty nhỏ nhằm mở rộng ra quy mô đa sở hữu, đa ngành, đa phương, đa quốc gia,… Không những vậy, mô hình này còn tạo nên sức mạnh hợp nhất giữa nguồn lực và cơ cấu tài chính. Theo đó, công ty mẹ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công ty con là cơ sở để ứng dụng kết quả của nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, từ đó tạo năng lực cạnh tranh của công ty con trên thị trường. Ngược lại mô hình này cũng có những nhược điểm nhất định ảnh hưởng đến nền kinh tế, môi trường kinh doanh chung cững như gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mô hình công ty mẹ – công ty con”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 195.1 Luật Doanh nghiệp 2020
[2] Điều 196, 197 Luật Doanh nghiệp 2020
[3] Điều 195.2, 195.3 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 12.2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP