Lối thoát nạn cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh
Lối thoát nạn cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh
Câu hỏi: Xin chào Luật Nghiệp Thành, tôi có một căn nhà 2 tầng ở Tp.HCM, vừa dùng để ở, vừa dùng để buôn bán tạp hóa. Cho tôi hỏi, nhà ở kết hợp kinh doanh như vậy thì tôi có cần phải xây dựng lối thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra hay không vì tôi để rất nhiều hàng hóa trong nhà. Nếu phải có lối thoát nạn thì có quy định gì khi xây dựng không?
Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:
Theo quy định mới về an toàn phòng cháy, chữa cháy của UBND TP.HCM thì nhà ở kết hợp kinh doanh phải có lối thoát nạn.[1]
Quy định về lối thoát nạn như sau:[2]
– Chiều rộng thông thủy của lối ra tối thiểu 0,8 m, chiều cao tối thiểu 1,9 m.
– Nhà phải có 2 lối thoát nạn. Nếu chỉ có 1 lối thoát nạn chính thì phải bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng hoặc lối ra khẩn cấp như: lối thoát qua ban công, lôgia[3], lối lên sân thượng hoặc lên mái để có thể thoát nạn sang các nhà liền kề hoặc khu vực an toàn.
– Nhà có sân thượng phải thông thoáng, có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định; tại cửa lên tầng mái nếu có khóa cửa thì phải thiết kế để có thể dễ dàng mở cửa từ bên trong.
– Không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên.
– Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đã lắp kính cần lắp đặt các lỗ cửa thoát khói tự nhiên thông qua mái nhà hoặc thoát khói trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng.
– Nhà có thiết kế ban công, lôgia phải thông thoáng, không được che chắn tạo thành phòng, không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt.
– Cửa chính phải sử dụng cửa có bản lề. Nếu chủ nhà vẫn muốn trang bị cửa cuốn, cửa trượt, lưới sắt…thì phải cam kết chịu trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy. Đồng thời cửa cuốn phải dùng loại cửa tự thu, mở nhanh; cửa mở bằng mô tơ điện phải có bộ lưu điện và mở nhanh bằng cơ.
– Các gian phòng tồn chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải được ngăn cách với lối thoát nạn tại các tầng bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy.
– Nếu tầng trệt được sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì lối thoát nạn từ các tầng phía trên thông qua cầu thang bộ tại tầng trệt phải có lối đi an toàn và ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và chiều rộng lối đi không nhỏ hơn 0,8 m.
Bạn tham khảo thêm bài viết Phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.
Lắp đặt, sử dụng điện cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.
Quản lý nguồn nhiệt cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh.
Sắp xếp hàng hóa cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.
Phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh.
Trên đây là nội dung tư vấn về: “Lối thoát nạn cho nhà ở kết hợp kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh”.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Khánh Như
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Quyết định 16/2021/QĐ-UBND
[2] Điều 7.1 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND
[3] Lô gia là phần hành lang hướng ra ngoài và được xây âm vào mặt bằng kiến trúc nhà, được che chắn cẩn thận, chỉ có một mặt tiếp xúc với thiên nhiên, 2 bên đều được xây tường che lại, trên đầu là sàn của tầng trên.