Tiền lương và các chế độ bảo hiểm khi ngừng việc do dịch bệnh

Tiền lương và các chế độ bảo hiểm khi ngừng việc do dịch bệnh

Tiền lương và các chế độ bảo hiểm khi ngừng việc do dịch bệnh

Dịch Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố cả nước vẫn diễn ra vô cùng phức tạp. Một số địa phương đã phải áp dụng Chỉ thị 16 nghiêm ngặt, kéo dài nhiều tháng trời. Một số ngành nghề không thiết yếu phải tạm ngừng hoạt động, dẫn tới số lượng người lao động phải tạm ngừng công việc của mình chiếm một số lượng không nhỏ.

Như vậy, tiền lương sẽ được chi trả như thế nào nếu doanh nghiệp phải đóng cửa, NLĐ không thể làm việc?

Các chế độ như  Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong thời gian nghỉ việc do dịch bệnh sẽ được chỉ trả thế nào? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn thắc mắc của bạn đọc.

1) Chi trả tiền lương do dịch Covid-19

Đối với những trường hợp mà NLĐ hay doanh nghiệp phải tạm ngừng làm việc để thực hiện việc cách ly phòng chống Covid-19, hoặc phải tạm ngừng hoạt động theo Chỉ thị 16 được xem là vì lý do khách quan (do dịch bệnh nguy hiểm). Pháp luật lao động có quy định về vấn đề tiền lương mà doanh nghiệp sẽ chi trả cho NLĐ trong giai đoạn này. Theo đó, tiền lương có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau trên tinh thần doanh nghiệp có sự động viên tinh thần, hỗ trợ tài chính cho NLĐ trong thời gian họ phải nghỉ việc ngoài ý muốn. Đồng thời, trong tình hình hiện nay, NLĐ cũng cần phải có sự thấu hiểu và san sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Vấn đề tiền lương sẽ được giải quyết cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì NLĐ và doanh nghiệp được phép tự thỏa thuận với nhau về việc cho NLĐ nghỉ việc không hưởng lương và thời gian nghỉ việc cụ thể[1].

Lưu ý: Trường hợp 1 được áp dụng khi và chỉ khi mà NLĐ đồng ý với thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương, còn nếu NLĐ không đồng ý thì không thể áp dụng trường hợp này.

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thể áp dụng trả lương ngừng việc cho NLĐ vì lý do dịch bệnh. Trong trường hợp này, việc ngừng việc không phải xuất phát từ lý do chấm dứt hợp đồng lao động hay tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Vẫn có nhiều người lao động vẫn lầm tưởng nếu ngừng việc do dịch bệnh thì tiền lương sẽ không được chi trả.

Nhưng theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền lương ngừng việc không được chi trả chỉ khi đó là lỗi của chính người lao động đó.[2]

Do đó, với lý do dịch bệnh thì có quy định như sau:[3]

TH1: Nếu bạn đã ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống

=> Tiền lương ngừng việc sẽ được thoả thuận giữa các bên.

Tuy nhiên mức thoả thuận tiền lương đó không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Document

TH2: Nếu bạn đã ngừng việc trên 14 ngày làm việc.

Thì lúc này phía người lao động và giám đốc công ty bạn sẽ tiếp tục thoả thuận.

Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên kể từ lúc bạn bắt đầu ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu.

* Bạn đọc tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo bảng dưới đây:[4]

Mức lương tối thiểuVùng áp dụng
4.420.000 đồng/thángVùng I
3.920.000 đồng/thángVùng II
3.430.000 đồng/thángVùng III
3.070.000 đồng/thángVùng IV

Đối với vùng áp dụng, bạn tham khảo tại: PHỤ LỤC

+ Trường hợp 3: Tạm hoãn Hợp đồng lao động

Dịch Covid-19 đã khiến không ít doanh nghiệp khó khăn, không có doanh thu và không có nguồn tài chính để trả lương cho nhân viên. Vì thế mà nhiều doanh nghiệp đã phải thoả thuận tạm hoãn HĐLĐ với nhân viên.[5] Và thoả thuận tạm hoãn cần lập thành văn bản và phải có thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời gian tạm hoãn thực hiện.

Khi hết thời hạn tạm hoãn, trong thời hạn 15 ngày, NLĐ phải bắt buộc có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ làm việc như trước.[6]

2) Các doanh nghiệp có phải đóng BHXH, BHYT và BHTN trong thời gian NLĐ nghỉ việc do dịch bệnh để họ được hưởng các chế độ hay không?

Đối với NLĐ phải nghỉ việc do doanh nghiệp đóng cửa:

Theo quy định, doanh nghiệp chỉ được phép tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất[7]. Thời gian dừng đóng tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên, để có thể tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất vì lý do Dịch bệnh thì doanh nghiệp đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1.NLĐ thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc chiếm từ 50% trên tổng số NLĐ của doanh nghiệp đó trở lên[8].

2.Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch Covid-19 gây ra (không kể đến giá trị tài sản là đất đai)[9].

Do đó, nếu không đáp ứng đủ 2 điều kiện nêu trên thì các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ vào quỹ hưu trí, tử tuất, quỹ ốm đau, thai sản, BHTN, BHYT, BHTN[10].

Lưu ý: Đối với những NLĐ ngừng việc mà vẫn được hưởng lương thì họ và doanh nghiệp nơi mình làm việc sẽ thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản nêu trên theo mức tiền lương được nhận.[11] Còn đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày thì sẽ không phải đóng.[12]

Với trường hợp tạm hoãn HĐLĐ, NLĐ sẽ không được hưởng lương cũng như quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng[13]. Tuy nhiên, các bên vẫn có thể thoả thuận khác.

Đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc do buộc phải đi cách ly hoặc cách ly tại nhà

Hiện nay, chỉ đối với các trường hợp điều trị do dương tính Covid-19 mà được các cơ sở khám chữa bệnh cấp Giấy ra viện hoặc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH[14] thì NLĐ mới được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Còn lại những người được yêu cầu cách ly y tế mà không bị mắc bệnh truyền nhiễm (Covid-19), không phải là trường hợp ốm đau và không phải điều trị. Hiện tại vẫn chưa có quy định của Luật BHXH hay các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền nên chưa được giải quyết chế độ ốm đau.

Theo quy định tại BLLĐ 2019, ngừng việc trong 14 ngày đầu do dịch bệnh thì NLĐ vẫn sẽ được hưởng lương, nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu. Nhưng nếu trên 14 ngày thì tiền lương sẽ do hai bên thoả thuận mà không còn giới hạn mức lương tối thiểu[15]. Tuy nhiên, theo tình hình thực tế thì việc cách ly y tế có thể kéo dài trên 14 ngày.

Với cả trường hợp nghỉ việc mà không hưởng lương mà trên 14 ngày làm việc trong tháng thì NLĐ cũng không đóng BHXH tháng đó.[16]

Do đó, cuối tháng 5/2021 của Bộ LĐTB&XH đến Chính phủ xem xét về việc chi trả BHXH đối với các đối tượng cách ly y tế. Hy vọng rằng đề xuất trên sẽ được thông qua để chia sẻ khó khăn và đảm bảo cuộc sống cho NLĐ.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Tiền lương và các chế độ bảo hiểm được giải quyết ra sao khi ngưng việc do dịch bệnh?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Cập nhật, bổ sung ngày: 09/8/2021

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 115.3 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 99 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 99.3 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP

[5] Điều 30.1.h Bộ luật lao động 2019

[6] Điều 31 Bộ luật lao động 2019

[7] Điều 16.1.(b) Nghị định 115/2015/NĐ-CP

[8] Điều 16.2.(a) Nghị định 115/2015/NĐ-CP

[9] Điều 16.2.(b) Nghị định 115/2015/NĐ-CP

[10] Điều 16.2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

[11] Điều 42.8 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[12] Điều 85.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[13] Điều 30.2 Bộ luật lao động 2019

[14] Thông tư 56/2017/TT-BYT

[15] Điều 99.3 Bộ luật Lao động 2019

[16] Điều 85.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*