Thời gian đi đường có được tính vào thời gian nghỉ hằng năm của NLĐ?

Thời gian đi đường có được tính vào thời gian nghỉ hằng năm của NLĐ?

Thời gian đi đường có được tính vào thời gian nghỉ hằng năm của NLĐ?

Hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu việc làm ở nhiều địa phương ngày càng khó khăn. Cho nên, rất nhiều lao động đã và đang tìm đến các thành phố lớn, những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy hoặc di chuyển sang các địa phương khác để tìm việc làm mưu sinh, trang trải cuộc sống cho bản thân cũng như gia đình. Đối với những NLĐ nghỉ hằng năm có thời gian đi đường, di chuyển bằng các phương tiện đường dài thì liệu thời gian di chuyển đó có được xem xét tính thêm vào thời gian nghỉ hằng năm của NLĐ hay không?

1) Điều kiện để thời gian đi đường được tính thêm vào ngày nghỉ hằng năm

Để thời gian đi đường được tính thêm vào ngày nghỉ hằng năm của NLĐ (ngoài những ngày phép hằng năm được hưởng nguyên lương mà NLĐ được phép nghỉ theo thỏa thuận) thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện về phương tiện: NLĐ sử dụng một trong các phương tiện đường bộ; đường sắt hoặc đường thủy để đi và về trong thời gian nghỉ phép hằng năm. Như vậy, nếu NLĐ sử dụng phương tiện ngoài các phương tiện trên (ví dụ như phương tiện đường hàng không là máy bay) thì sẽ không đáp ứng được điều kiện này;

Điều kiện về số ngày đi đường: Tổng số ngày đi và về của NLĐ phải từ đủ 02 ngày trở lên. Như vậy, với quy định này, chúng ta cần hiểu rằng, thời gian đi đường được tính vào ngày nghỉ hằng năm chỉ bắt đầu được tính kể từ ngày thứ 3 trở đi. Trên thực tế, doanh nghiệp thường yêu cầu NLĐ cung cấp các giấy tờ để chứng minh chính xác thời gian di chuyển của mình như vé ô tô, vé tàu hỏa, vé tàu thủy,…

Lưu ý:

Cách tính ngày đi đường ở đây sẽ không ngoại trừ ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ và các ngày nghỉ khác có hưởng lương.

(Cụ thể là, nếu ngày đi đường trùng vào ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật. Thời gian đi đường vẫn được tính là 3 ngày. Theo đó, NLĐ vẫn sẽ được cộng thêm 1 ngày vào số ngày nghỉ hằng năm).

Document

Việc tính thời gian đi đường vào số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ chỉ được áp dụng một lần nghỉ duy nhất trong năm. Và lịch nghỉ phép năm thường được tính trong năm dương lịch (tức là từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó) hoặc sẽ được thực hiện trong năm tài chính.

Vậy trong trường hợp NLĐ xin nghỉ phép hằng năm để về quê vợ, quê chồng hay đi du lịch thì có được áp dụng tính cộng thêm số ngày đi đường vào ngày nghỉ hằng năm không?

Đối với trường hợp này, NLĐ vẫn sẽ được tính cộng thêm số ngày đi đường vào ngày nghỉ hằng năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện: Điều kiện về phương tiện di chuyển (phương tiện đường bộ; đường sắt hoặc đường thủy) và điều kiện về số ngày đi đường (tổng số ngày đi đường từ 2 ngày trở lên). Đồng thời, trong các lần nghỉ phép năm trước đó (nếu có), NLĐ vẫn chưa được cộng thêm thời gian đi đường vào.

Tình huống cụ thể 1: Bà Thảo hiện đang làm việc tại Hà Nội. Ngày 5/3, bà này xin công ty cho nghỉ phép năm (6 ngày) để về thăm quê tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương tiện đường sắt. Tổng thời gian đi và về trên thực tế hết 4 ngày. Bà Thảo muốn biết thời gian di chuyển được tính vào ngày nghỉ hằng năm của mình là bao nhiêu ngày?

Đối với trường hợp của bà Thảo, đã đáp ứng đủ 2 điều kiện để tính thời gian đi đường vào ngày nghỉ hằng năm. Cụ thể, bà này về quê bằng tàu (tức là phương tiện đường sắt như quy định). Tổng thời gian đi và về hết 4 ngày (bà Thảo cần xuất trình cho công ty vé tàu xe để chứng minh thời gian di chuyển thực tế nếu có yêu cầu). Như vậy, kể từ ngày thứ 2 trở đi (tức là ngày di chuyển thứ 3 và thứ 4) thì bà Thảo sẽ được công ty cộng thêm 2 ngày vào ngày nghỉ hằng năm theo quy định.

Ví dụ: Bà Thảo có 12 ngày nghỉ phép năm, khi xin nghỉ phép năm 6 ngày thì bà chỉ còn lại 6 ngày nghỉ phép hằng năm. Tuy nhiên, do được cộng thêm 2 ngày đi đường vào số ngày nghỉ hằng năm như đã nêu trên. Do đó, bà này còn 8 ngày nghỉ hằng năm.

Tình huống cụ thể 2: Công ty TNHH Hoa Hồng (tại Hà Nội) quy định ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tính theo năm tài chính (từ ngày 01/06 đến ngày 31/05 của năm sau). Trong năm 2020, lịch nghỉ tết của công ty là từ ngày 23/01/2020 đến ngày 10/02/2020. Do đó, anh Hải xin công ty cho nghỉ phép hằng năm vào các ngày 20, 21 và 22/01/2020 để về quê tại Đắk Lắk ăn tết. Anh Hải đã đặt vé xe ô tô khởi hành (tuyến Hà Nội – Đắk Lắk) vào 8h sáng ngày 20/01 và trở lại Hà Nội vào ngày 08/02/2020. Tổng thời gian di chuyển trên xe ô tô (bao gồm cả thời gian đi và về) ước tính là 3 ngày.

Theo như thông tin mà anh Hải cung cấp thì từ ngày 01/06 cho đến hiện tại thì công ty chưa áp dụng tính ngày đi đường cho bất kỳ trường hợp nghỉ hằng năm nào của anh. Đồng thời, anh cũng cung cấp thêm vé xe ô tô để chứng minh về thời gian di chuyển thực tế cả đi và về hết khoảng 3 ngày (tức là đã đáp ứng điều kiện về thời gian di chuyển từ 2 ngày trở lên và phương tiện di chuyển là phương tiện đường bộ). Do đó, anh Hải sẽ được công ty cộng thời gian đi đường là 1 ngày (tính từ ngày thứ 3 trở đi) thêm vào số ngày nghỉ hằng năm của mình.

Ví dụ: Anh Hải có 12 ngày nghỉ phép năm, khi xin nghỉ phép năm 3 ngày thì anh này chỉ còn lại 9 ngày nghỉ phép hằng năm. Tuy nhiên, do được cộng thêm 1 ngày đi đường vào số ngày nghỉ hằng năm như đã nêu trên. Do đó, anh này còn 10 ngày nghỉ hằng năm.

2) Tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường sẽ được tính như thế nào?

Theo quy định thì khi nghỉ hằng năm, NLĐ sẽ được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày mà NLĐ đó xin nghỉ phép[1] và tiền lương, tiền tàu xe trong những ngày người đó đi đường sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau[2].

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định rõ về trường hợp NLĐ ở miền xuôi làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và ngược lại. Cho nên, NSDLĐ thường xem xét đến các trường hợp NLĐ có nơi sinh sống hoặc nơi làm việc thuộc các tỉnh, thành phố không trực thuộc trung ương, không thuộc trung tâm và gửi văn bản đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tham khảo ý kiến nhằm có cơ sở rõ ràng hơn cho việc trả lương trong các trường hợp này.

Bên cạnh đó, để chi phí chi trả tiền tàu xe, tiền lương đối với ngày đi đường được xem là chi phí hợp lệ để NSDLĐ được khấu trừ về thuế Thu nhập doanh nghiệp thì NSDLĐ nên quy định rõ về việc chi trả khoản tiền này trong Thỏa ước lao động tập thể. Đối với những trường hợp chưa/không có Thỏa ước lao động tập thể thì cần quy định nội dung này trong HĐLĐ hoặc phụ lục HĐLĐ.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thỏa thuận bảo mật thông tin trong hợp đồng lao động”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương

Ngày cập nhập, bổ sung: 20.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 101.3 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 67.1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*