Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động
Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong mối quan hệ pháp luật lao động, tồn tại song song 2 chủ thể là NSDLĐ và NLĐ. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động dựa trên hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã ký kết. Theo đó, dựa trên thời hạn HĐLĐ, loại HĐLĐ này mà các bên có quyền chấm dứt HĐLĐ với bên còn lại. Trên thực tế, việc chấm dứt HĐLĐ ngoài các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ thì còn có trường hợp do một bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Xét về khía cạnh nào thì khi một bên hoặc cả hai bên chấm dứt thì đồng nghĩa NLĐ sẽ không còn làm việc cho NSDLĐ nữa. Vậy sau khi nghỉ việc, NLĐ được hưởng những quyền lợi gì? NSDLĐ sẽ được quyền lợi gì khi NLĐ đơn phương chấm dứt trái luật?
Thứ nhất, người lao động thuộc trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ như hết hạn HĐLĐ, đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ, NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ[1]… Khi đó, NSDLĐ phải thanh toán đầy đủ các khoản cho NLĐ và phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Về quy định trợ cấp thôi việc, bạn có thể tham khảo bài viết “Quy định về trợ cấp thôi việc” .
Thứ hai, nếu NLĐ bị nghỉ việc do NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì lúc này NLĐ có thể nhận một hoặc tất cả những khoản sau[2]:
Các khoản chi trả | NSDLĐ | |||
Nhận người lao động trở lại làm việc | NLĐ không muốn trở lại làm việc | NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc | Không còn vị trí công việc mà NLĐ vẫn muốn làm việc | |
Tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN | X | X | X | X |
Trả ít nhất 2 tháng tiền lương | X | X | X | X |
Trợ cấp thôi việc/ Trợ cấp mất việc | X | X | ||
Bồi thường ít nhất 2 tháng tiền lương | X | |||
Sửa đổi, bổ sung HĐLĐ | X |
Thứ ba, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật với NSDLĐ. Trái luật ở đây như là vi phạm thời hạn báo trước cho NSDLĐ khi NLĐ nghỉ việc. Lúc này NLĐ không được NSDLĐ trả trợ cấp thôi việc như trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ mà có thể phải trả lại cho NSDLĐ một hoặc toàn bộ các khoản sau[3]:
Các khoản chi trả | NLĐ | |
Vi phạm thười hạn báo trước | Nghỉ việc mà trước đó công ty có cử đi học, đi đào tạo | |
Bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương | X | X |
Bồi thường tiền lương cho những ngày không được báo trước | X | |
Không được chi trả trợ cấp thôi việc | X | X |
Hoàn trả chi phí đào tạo | X |
Như vậy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà NSDLĐ và/hoặc NLĐ phải chi trả cho nhau quyền lợi của bên còn lại. Theo đó, các bên cần lưu ý để thực hiện chấm dứt HĐLĐ sao cho đúng quy định pháp luật để tránh phải.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động.”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Trần Thị Duyên
Cập nhật, bổ sung ngày 21.01.2021.
Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 34 BLLĐ 2019
[2] Điều 41 BLLĐ 2019
[3] Điều 40 BLLĐ 2019